Công ty bảo vệ chuyên Nghiệp

Chuyên nghiệp tận tâm - uy tín chất lượng . Liên hệ :0989.88.28.99

Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

“Chất lượng dịch vụ là đường dẫn đến thành công” . Đây là một khẩu hiệu thể hiện sự không ngừng đổi mới trong quá trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của anninh 24HVN.

Dịch vụ thám tử

Dịch vụ thám tử tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH 24HVN an toàn - bảo mật thông tin, cung cấp thông tin chính xác chất lượng.

Dịch vụ bảo vệ trường học

Đảm bảo an tòan cho các em học sinh, thầy cô; Ngăn chặn những hành vi gây rối an ninh trật tự như chửi mắng, đánh nhau..

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Trải lòng nghề vệ sĩ của diễn viên phim “Vừa đi vừa khóc”

Trong cuộc sống, những câu chuyện xung quanh chữ “nghề” và “nghiệp” luôn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều thú vị.  Và chắc hẳn không phải ai cũng biết nam diễn viên Nguyễn Văn Tùng - vai bố của Bảo Nam trong trong “Bỗng dưng muốn khóc”  và Hải Minh trong “Vừa đi vừa khóc” hiện đang gây sốt trên truyền hình là một vệ sĩ chuyên hộ tống các sao.



Nguyễn Văn Tùng được khán giả quen mặt và  vô cùng mến mộ qua các vai diễn ấn tượng:  Danh hào hiệp trượng nghĩa trong phim “Dốc tình”, ông bố nghiêm khắc nhưng giàu tình cảm trong “Bỗng dưng muốn khóc”,  Chiến “Lão Phật Gia”, một tên trùm khét tiếng buôn bán ma túy xuyên quốc gia trong “Bí mật Tam Giác Vàng”  và gần đây nhất là ông bố giàu có, tình cảm của Hải Minh trong “Vừa đi vừa khóc” …  Ít ai biết rằng ngoài công việc của một diễn viên, anh còn gắn bó với công việc vệ sĩ đã gần 20 năm, đồng thời quản lý một công ty vệ sĩ chuyên bảo vệ cho các ngôi sao nổi tiếng.

Vệ sĩ cho “sao” – Những kỷ niệm đáng nhớ

Với các ngôi sao thì từ lâu cái tên vệ sĩ Nguyễn Văn Tùng đã từng là một bảo chứng cho sự an toàn. Đã gần 20 năm làm công việc của một vệ sĩ, anh quen thuộc với các ca sĩ và trở thành người không thể thiếu trong cách liveshow của họ, như Phương Thanh, Mỹ Tâm... Nguyễn Văn Tùng cũng là người tiếp cận hầu hết các ngôi sao quốc tế khi họ đến Việt Nam như Lê Minh, Cổ Thiên Lạc, Jang Dong Gun, Kim Nam Joo,  Bi Rain, Hoa hậu Thế giới 2007 Trương Tử Lâm.

Bảo vệ cho show diễn của Bi Rain tại Việt Nam.



Show diễn của Bi Rain đã khiến Nguyễn Văn Tùng và hơn 600 cộng sự của anh  phải vất vả đưa ra tất cả những phương án an toàn nhất nhằm bảo vệ ngôi sao đồng thời không làm tổn thương người hâm mộ. Nhưng dẫu vậy, nhiều khán giả quá hâm mộ Bi Rain đã tìm mọi cách để… lách qua hàng rào bảo vệ nhằm tiếp cận được ngôi sao gần hơn. . Anh luôn đi sát bên cạnh ngôi sao để bảo vệ vòng trong cùng. Và cho tới khi Bi Rain lên máy bay về nước, nhiệm vụ của anh và các cộng sự mới hoàn thành.

Với các ngôi sao “quốc nội” thì sức ép lại  đến từ sân khấu. Nhiệm vụ của những người vệ sĩ như anh là làm thế nào để việc biểu diễn, giao lưu giữa ngôi sao và khán giả được diễn ra thân thiện, nhưng ngôi sao không bị nuốt chửng giữa biển người. Như liveshow Phương Thanh, anh là người điều hành toàn bộ các đầu mối bảo vệ.  Còn ở live show Mỹ Tâm, anh như một người anh quán xuyến mọi công việc để hàng vạn khán giả đến sân Giảng Võ xem cô hát một đêm say mê.

Học võ để “nhẫn”
Nhưng công việc của một vệ sỹ thì không chỉ có thế. Bảo vệ các địa điểm cơ quan xí nghiệp, siêu thị, buiding mới là công việc chính của họ. Anh kể, khi anh triển khai công tác bảo vệ cho một siêu thị mới ở Biên Hoà, các đối tượng lưu manh trộm cắp trong khu vực rất nhiều. Có đối tượng đã dùng hung khí vào siêu thị để doạ nhân viên bán hàng và lấy đồ mang đi, và đó là một người nghiện ma tuý. Lần đó, phải mất nhiều tâm sức, anh mới thuyết phục được đối tượng và phối hợp với công an cơ sở giải quyết được êm thấm. Sau lần đó dường như các đối tượng lưu manh lảng vảng quanh siêu thị cũng không còn lộng hành.

Theo  Nguyễn Văn Tùng, làm vệ sĩ cần biết võ thuật, nhưng vũ lực không phải là lúc nào cũng là phương án đắc dụng. Một người vệ sĩ giỏi là phải biết hoá giải và thuyết phục được người khác.

Anh học Vịnh Xuân Quyền từ năm 13 tuổi, đi làm huấn luyện viên võ thuật và thể hình nhiều năm, công việc đó dạy anh một thực tế là phải lấy nhu thắng cương. Khi  làm vệ sĩ anh học được thêm chữ nhẫn và chữ hoà.  Nguyễn Văn Tùng nói chậm, sống chậm, mọi việc điềm tĩnh và nghiêm túc. Có lẽ hình ảnh đó hợp với vị trí của anh trong công việc hiện tại. Và cũng hợp với những vai diễn của anh trên màn ảnh.

Vệ sĩ Nguyễn Văn Tùng đến với sự nghiệp diễn viên là một dịp may tình cờ. Gia đình anh không ai mong chờ sự nổi tiếng của anh trong phim ảnh và đó có lẽ không phải là điều mà bản thân anh mong đợi. Anh thích cuộc sống trầm tĩnh hơn. Anh tập thể thao mỗi ngày, tập thiền, đọc sách và sống khá giản đơn. Anh kể, ngày trước từ Gia Lai tay trắng vào Sài Gòn lập nghiệp, sống cuộc sống cơ hàn quen rồi, đến khi có chút tiền anh lại thấy cuộc sống vô vị, anh lại tìm cách giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi. Và anh làm như vậy trong suốt cuộc đời như tìm một chữ “an” trong tâm hồn. Anh nói thấy cuộc sống như hiện tại là đủ và ổn, và chỉ mong cuộc sống mãi mãi được như vậy thôi…

ST: Anninh24.vn

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Lực lượng bảo vệ Nick Vujicic đã làm tốt hơn

Nick Vujicic, chàng trai không chân tay giàu nghị lực đã là khách mời đặc biệt trong chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” được tổ chức tại Nhà Thi đấu Trung tâm Thể dục Thể thao Phú Thọ, TP.HCM và Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội trong hai ngày 21 và 24/5 vừa qua. Chàng trai giàu nghị lực cùng những người thân trong gia đình đã chia sẻ với khán giả về tuổi thơ, quá trình lớn lên và những câu chuyện kỳ diệu về nghị lực sống của mình.

Những ồn ào 1 năm trước…
Theo tường thuật của báo chí, rất nhiều người hâm mộ và phóng viên Việt Nam ra đón Nick ở sân bay nhưng họ không được lại gần Nick vì lực lượng bảo vệ làm việc quá nghiêm ngặt. Bảo vệ còn cản trở thô bạo các phóng viên khi họ tác nghiệp, dùng dùi cui ngăn cản đám đông… gây ra một khung cảnh hỗn loạn và gây bức xúc đối với người dân.

Nick đến Việt Nam lần đầu năm 2013.

Thậm chí khi đoàn xe của Nick đi từ sân bay Tân Sơn Nhất về Trung tâm Hội nghị có một đội xe môtô hộ tống dẹp đường. Đội xe máy này hú còi inh ỏi gây huyên náo các tuyến phố đoàn xe đi qua.

Độc giả Saigonboy chia sẻ: "Tôi thật không hiểu nổi vì sao Nick lại có đặc quyền được đón tiếp như một yếu nhân vậy? Lâu nay chỉ thấy mỗi cảnh sát giao thông có quyền dùng gậy dẹp đường theo quy định. Hay là đã có quy định mới cho phép những người mặc áo đồng phục xanh này được ra tay mà tôi không biết?".

Theo một số luật sư, chỉ có lực lượng CSGT, các lực lượng quân sự khi làm nhiệm vụ dẫn đường cho các Nguyên thủ quốc gia, các đoàn chính khách... hay những sự kiện lớn của thành phố mới được phép sử dụng còi hụ để dẹp đường.

Các cong ty dich vu bao ve không có chức năng sử dụng còi hụ để dẹp đường khi dẫn đoàn. Hành vi này là trái với quy định của pháp luật và có thể xử phạt hành chính. Đối với những sự kiện đặc biệt quan trọng cần thiết phải áp dụng quy trình dẫn đoàn này thì phải xin phép các cơ quan chức năng.

Nick lặng lẽ trở lại Việt Nam
 
Nick trở lại Việt Nam
.
Ngày 19.5.2014 vừa qua, Nick Vujicic đã đến TP HCM trong hành trình lần 2 diễn thuyết trước công chúng Việt Nam. Tối qua, rất đông phóng viên và thành viên ban tổ chức chương trình 'Tỏa sáng Nghị lực Việt' đã có mặt từ sớm ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) để chào đón Nick Vujicic. Đến khoảng 22h30, Nick Vujicic xuất hiện một mình tại cửa sân bay. Không như lần đầu đến Việt Nam, lần này sự xuất hiện của Nick diễn ra khá lặng lẽ. Tuy nhiên, khu vực đón vị khách mời đặc biệt này vẫn được bảo vệ chặt chẽ.

Rõ ràng lần trở lại Việt Nam này của Nick không ồn ào như cách đây 1 năm và lực lượng bảo vệ của chúng ta cũng đã làm việc chuyên nghiệp hơn khi vẫn đảm bảo an toàn cho Nick mà không gây phản cảm và vi phạm pháp luật.

Với Nick, anh hẳn cũng bất ngờ trước sự chào đón mà anh nhận được vì "đã đi qua 46 quốc gia nhưng chưa nơi nào tôi được đón tiếp nồng nhiệt như ở Việt Nam", nhưng ắt hẳn anh cũng sẽ cảm thấy không thoải mái với việc bảo vệ quá nghiêm ngặt, thậm chí gây phản cảm.

Anninh24.vn Chia sẻ

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Nữ sinh lớp 12 viết văn phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Thời gian vừa qua, khi tình hình biển Đông đang nóng lên từng giờ thì ở trong đất liền, mỗi người dân đều có ý thức và trách nhiệm  đóng góp tiếng nói vào phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Dưới đây là một bài văn của một nữ sinh có tên là Hoàng Linh Phương, trường THPT Chu Văn An, bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành động xâm chiếm ngang ngược của Trung Quốc, là tiếng nói đại diện cho một thế hệ trẻ với tinh thần yêu nước sâu sắc trước thời khắc quan trọng của đất nước.

Đề bài:

“Trong bài viết Nhà thơ, Tổ quốc và tự do, 6/2009, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có viết:“Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.”
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đó là "sự kiện 1/5" gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt.
Ngày 11/5/2014, nhân dân Việt Nam khắp ba miền đất nước đã xuống đường phản đối hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Tổ Quốc. Từ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, từ những sự kiện trên, anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về chủ quyền dân tộc”.

Bài văn như sau:

Trong những ngày này, cả Việt Nam và thế giới đều đang rất quan tâm tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 01/05/2014. Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt, nhân dân ta khắp ba miền đất nước đã xuống đường mít tinh, tuần hành để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc với lãnh thổ nước ta. Từ việc trên, lần đầu tiên tôi đã có những suy nghĩ về đất nước, về lãnh thổ dân tộc.

Chúng tôi, một thế hệ trẻ đã sống cách chiến tranh hơn hai mươi năm không thể hiểu được hết những cái giá mà cha ông ta đã phải trả cho chiến tranh. Tôi thấy mình thật may mắn khi đang được sống ở một đất nước hòa bình, không chiến tranh, không khói lửa - đó là điều mà đến tận thế kỷ XXI này vẫn có những quốc gia, những người dân chịu đựng từng ngày, từng giờ. Chúng tôi sống, đi học, làm việc với một nhịp sống đơn giản, thậm chí vẫn luôn nghĩ rằng những vấn đề về Tổ quốc, về chủ quyền dân tộc vẫn không phải là việc của mình mà là việc của người lớn, của Đảng, của Nhà nước.

Ở trường, một trong những môn học tôi yêu thích chính là Lịch sử, đó có thể coi là điều khá trái ngược với đại bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. Tôi luôn thấy hứng thú khi tìm hiểu về đất nước từ thủa hồng hoang đến khi lập nước và giữ nước. Bốn ngàn năm lịch sử, tất cả chúng ta ai cũng biết nhân dân ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh vệ quốc, ông cha ta bao đời đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ đất nước cho đến ngày hôm nay, để chúng tôi được sống ở một đất nước hòa bình...
Chủ quyền dân tộc từ bao đời nay đã được khẳng định từ bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, đến “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Cũng vì chủ quyền đó mà nhân dân ta chấp nhận những mất mát, đau thương, chấp nhận cả những cái chết khi đi vào nơi chiến trường lửa đạn, để bảo vệ Tổ quốc. Đó là điều mà bao thế hệ trước đã làm, và tôi chắc chắn, thế hệ ngày hôm nay cũng sẵn sàng làm mọi điều để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Hành động trái phép của Trung Quốc đã làm cho chúng tôi, những con người của một thời hòa bình phải suy nghĩ. Triệu triệu con dân nước Việt từ mọi miền của Tổ quốc đến cả những kiều bào ở nước ngoài đều bất bình, phẫn nộ trước hành vi ngang ngược, bất hợp pháp của Trung Quốc. Có người giấu những suy nghĩ đó trong lòng, có người xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc, thậm chí có những bạn trẻ đã bày tỏ quan điểm rất mạnh mẽ trên Facebook.

Mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, nhưng tôi tin trong mỗi chúng tôi, đó đều là những xúc cảm, những hành động của một trái tim yêu nước nồng nàn. Là một đất nước đã đi qua nhiều cuộc chiến, hiểu rõ những mất mát, đau thương trong chiến tranh, nên chúng ta, với hành động ngang ngược của Trung Quốc vẫn đang tìm cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình và ngoại giao, để giữ gìn từng vùng biển ngoài xa.

Ở tuổi 18, chúng tôi dần dần có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Không chỉ dừng lại ở việc học tập để sau này trở thành người có ích cho đất nước, chúng tôi dần dần biết suy nghĩ trước mọi vấn đề của đất nước, biết phẫn nộ khi đất nước bị xâm phạm chủ quyền.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Từ nghề bảo vệ, giờ tôi đã có "1 chồng, 2 con, 3 tầng, 4 bánh"

Xuất thân từ gia đình nghèo khó, chồng từng làm phụ hồ, nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, tôi đã kiếm được cơ ngơi có thể coi là thành đạt ở cái tuổi 25. Bản thân tôi dựa vào những gì tôi đã làm, tôi đang có và những gì tôi đang phấn đấu thì xin có đôi lời gửi các bạn độc giả khác như sau: Để trở thành người như hôm nay, tôi đã phải làm việc 20 tiếng/ngày.

Tôi năm nay 25 tuổi, xuất thân từ gia đình công nhân nghèo. Bố mẹ tôi lại ly hôn khi tôi mới 4 tuổi. Tôi sống cùng người mẹ bệnh tật và bằng tiền trợ cấp của mẹ. Họ hàng cũng không có ai làm quan chức cả... Chồng tôi là một cậu bé mồ côi phải bươn chải chăm lo cho 5 anh em bằng đủ nghề phụ hồ, thợ mộc...  Tôi không thể học hết cấp 3 và  tất nhiên không thể vào đại học vì gia đình quá nghèo. 18 tuổi tôi một thân một mình ra Hà Nội xin việc, tôi làm phục vụ, rửa bát, bán trà  đá, đi trông xe, rồi xin được làm bảo vệ ở một trường tiểu học.

5 năm trời làm bảo vệ,  tôi làm việc không nề hà vất vả 20 tiếng/ngày. Ngày lao động tay chân, tối tôi lên mạng, mua sách tự học, tìm thầy hướng dẫn và quan trọng hơn cả là tôi biết tự kiếm việc, xin việc cho mình làm ngoài công việc chính là làm bảo vệ. Dù không yêu cầu trả lương nhưng người ta cũng trả công cho tôi xứng đáng. Sau 5 năm, với những kinh nghiệm và mối quan hệ của mình, tôi thành lập được một công ty bảo vệ chuyên nghiệp.

Sau rất nhiều nỗ lực để duy trì và phát triển công ty, đến bây giờ tôi đã có thể tự hào vì được xem là thành đạt hơn so với bạn bè cùng trang lứa vì tôi đã có “1 chồng, 2 con, 3 tầng, 4 bánh”.  Trong khi các bạn tôi đang chật vật đi tìm việc hoặc đã đi làm với mức lương 3-5 triệu thì hiện tại tôi có thể vừa làm kế toán vừa làm quản lý cho chính công ty của mình.

Có ngày hôm nay tất cả là bằng lao động chân chính nên vợ chồng tôi tiêu pha vừa đủ, trân trọng từng đồng tiền cũng chính là từng giọt mồ hôi công sức. Với tôi, để có được công việc và niềm tin của người khách khi giao tính mạng và tài sản của họ cho mình bảo vệ đã là một bước thành công lớn rồi..

Qua bài viết này, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ sắp hoặc đã ra trường rằng đừng quá tự tin vào bằng cấp hay tự ti không có quan hệ ô dù vì nó chỉ chiếm 1% yếu tố mà thôi. Thành công do chính các bạn "tạo dựng" và "trả giá".


Ảnh minh họa
Chia sẻ của bạn đọc

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Nỗi khổ của chàng trai bảo vệ “mèo mù vớ cá rán”

Sau khi tốt nghiệp một trường đại học ở Hà Nội, tôi lận đận đi tìm việc nhưng cả năm trời tôi vẫn không tìm được công việc nào phù hợp. Chỗ thì nợ lương, có nơi đồng lương quá bèo, cuối cùng theo chân một ông anh, tôi đầu quân vào một cong ty dich vu bao ve và được giao công việc bảo vệ cho một tòa nhà lớn, mỗi cái không được quần tây áo sơ mi đóng thùng như người ta. Nhưng tôi thiết nghĩ mình bỏ sức lao động kiếm tiền một cách chính đáng thì công việc nào cũng đều cao quý cả. Tôi sẽ vừa làm vừa đi học thêm ngoại ngữ để tìm cơ hội cho mình.

Trong trường đại học tôi có quen và yêu cô bạn cùng lớp. Khi ra trường em có người quen nên xin được vào một cơ quan nhà nước, công việc ổn định.  Yêu nhau hơn 3 năm quả như giấc mơ và kết thúc là đám cưới không to nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc.
Cưới xong hai vợ chồng tôi vẫn ở phòng trọ mà từ khi đi làm tôi đã ở, nhưng được một thời gian vợ tôi kêu phòng trọ chật chội quá. Trong khi đó, bố mẹ cô ấy ở quê nhưng có điều kiện nên quyết định mua nhà để lên Hà Nội sống cùng anh trai cô ấy (anh trai cô ấycũng làm việc ở Hà Nội và chưa có vợ). Nhà bác cô ấy cũng có một phòng trọ cho thuê nên động viên vợ chồng tôi về ở. Mặc dù từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ có ý định sẽ ở nhà vợ nhưng vì thương và nghĩ sau này khi có con nên tôi mới quyết định dọn về nhà bác ở trong căn phòng trọ rộng gần 15m2.

Kể từ đây, vợ chồng thường xuyên xảy ra tiếng này tiếng nọ, sau mỗi lúc như thế bác cô ấy lấy cớ sống ở nhà ngoại thì phải biết nhịn, nói là nhờ có phòng trọ đó mà trai quê như mình mới có chỗ chui ra chui vào. Tôi chưa bao giờ sống nhờ vả người khác nên khi bị dè bỉu thế tôi không thể chịu đựng.

Tôi lúc đầu chỉ làm bảo vệ, nhưng tôi làm tốt công việc, lại được tin tưởng nên giao thầu việc trông xe, thu nhập cũng tạm ổn. Nhưng tôi còn đi học thêm, cộng với lương nhà nước của vợ, nói thật cuộc sống không dư dả gì. Tôi biết gia đình cô ấy cũng giúp đỡ nhiều. Rồi vợ tôi có bầu.

Khi sinh con, cô ấy bảo cho con về nhà ngoại sống với bố mẹ và anh trai, để bên đó chăm sóc cho 2 mẹ con, thấy hợp lý nên tôi đồng ý. Cứ nghĩ vợ về nhà sống một thời gian hết cữ rồi lại ra ngoài ở với tôi, đâu ngờ sau đó cô ấy không chịu ra, nói không muốn quay lại ở trong phòng trọ chật chội. Vì thương con và thương vợ tôi lại quyết định quay về nhà cô ấy sống. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. Chỉ sau khi quay lại vài ngày mọi người nhà vợ lại xì xào to nhỏ, nói bóng nói gió, rằng vợ tôi lấy phải thằng trông xe, rằng tôi bám váy nhà vợ…đặc biệt là bố vợ khi có chén rượu vào luôn nói này nọ, dù không nói trực tiếp nhưng tôi cũng không thể không suy nghĩ. Nhiều khi 2 vợ chồng tâm sự, tôi bàn với vợ về quê lập nghiệp và sinh sống nhưng nhất quyết cô ấy không về, nói về đó sẽ khổ mình và khổ con, nếu về thì tôi về một mình.

Tôi vốn tính không bon chen gì với anh em nhà vợ và tự thân luôn nhủ rằng mình là đàn ông không thể dựa vào người khác, đặc biệt không thể sống dựa vào gia đình vợ, nên tôi quyết định cho vợ con ở nhà bố mẹ đẻ, còn mình ra ngoài thuê trọ. Thương con, nhớ con nhưng không muốn quay lại nhà vợ để nhìn và bế con. Vậy mà vợ tôi cũng mặc kệ.

Tình cảm vợ chồng dần cứ xa cách nhau hơn, nhiều lúc tôi muốn đường ai nấy đi cho xong, nhưng vì con còn quá nhỏ, tôi cũng không muốn sau này con sẽ khổ vì không có đủ bố mẹ.

Đây là câu chuyện của một người trai nghèo, làm công việc mà xã hội chưa thật sự coi trọng – nghề bảo vệ, bị  xỏ xiên là “mèo mù vớ cá rán”. Lúc này tôi rất hoang mang, không biết nên thế nào, rất mong nhận được lời khuyên của các bạn độc giả. Chân thành cảm ơn.


Ảnh minh họa

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chiến sĩ hải quân trả lời bức thư của nữ nhân viên bảo vệ

Khánh Hòa, ngày... tháng.... năm...
Chào bạn, nữ nhân viên bảo vệ!

Chúng tôi vừa nhận được bức thư của bạn. Chúng tôi thực sự xúc động trước tình cảm và niềm tin mà bạn cũng như nhân dân cả nước dành cho chúng tôi! Thay mặt các đồng chí, đồng đội tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới bạn nói riêng và nhân dân ở đất liền nói chung.

Khi tôi ngồi đây viết thư cho bạn là khi trời đã về khuya. Mọi xung đột giữa ta và Trung Quốc đang tạm nghỉ. Chúng tôi đang chờ đợi đến ngày mai để sẵn sàng chiến đấu dù cho chuyện gì có xảy ra.

Có lẽ các bạn cũng biết tình hình ở biển Đông đang căng thẳng đến mức nào. Tàu địch liên tục có những hành động bạo lực đối với tàu của ta. Mỗi lần tiến sát giàn khoan HD 981 là mỗi lần hàng chục tàu Trung Quốc xông lên bao vây, khiêu khích thậm chí là tấn công tàu của ta. Chúng phun vòi rồng với áp lực nước cực lớn, đâm vào tàu của ta, 9 đồng chí của ta bị thương và chúng ta cũng thiệt hại một số cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, các bạn hãy yên tâm. Chúng tôi luôn nỗ lực và cố gắng, khắc phục hậu quả nhanh nhất có thể để tiếp tục ra chiến trường, vững tay súng giữ gìn biển đảo quê hương.

Chúng tôi đang cố kìm chế, luôn giữ một trái tim nóng và cái đầu cực lạnh để sự việc không đi theo chiều hướng xấu nhất. Nơi quê nhà các bạn cũng hãy hành động giống chúng tôi.

Ở đây, giữa biển Đông và liên tục phải đối mặt với địch nhưng chúng tôi vẫn nắm được tin tức từ đất liền. Chúng tôi cảm động trước tình yêu của đồng bào ta dành cho Tổ quốc. Những đoàn người biểu tình, những băng rôn khẩu hiệu, những vần thơ, lá thư, bài báo,.... tất cả là niềm động viên tinh thần vô giá với chúng tôi, giúp chúng tôi có thêm niềm tin và động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhưng các bạn thân mến! Chúng tôi hiểu các bạn yêu quê hương, quyết tâm gìn giữ máu thịt của Tổ quốc. Chúng tôi cũng hiểu, vì tình hình hiện nay ngày càng trở nên căng thẳng nên các bạn cũng bắt đầu manh động.

Chúng tôi giật mình khi hay tin công nhân KCN Bình Dương đập phá công ty, xưởng sản xuất của Trung Quốc, thậm chí là cả của Nhật Bản và Hàn Quốc để phản đối chiến tranh, yêu cầu quân xâm lăng trả lại hòa bình trên biển. Những hành động này không những làm cho sự việc thêm rối ren hơn mà nó còn cướp đi chính miếng cơm manh áo của các bạn. Chúng ta càng làm như vậy chúng ta càng mắc mưu Trung Quốc. Thiên hạ đại loạn vì lòng người bất an, các bạn hãy bình tĩnh, vững tâm và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục công nhân hiểu chiến lược của Đảng, Chính phủ. Tôi tin, nếu đất nước lâm nguy những người ấy là những người đầu tiên xung phong ra mặt trận bảo vệ Tổ Quốc.

Hơn nữa, lãnh đạo Trung Quốc là những người muốn gây chiến tranh hòng chiếm đoạt lãnh thổ, còn người dân, họ không muốn thế. Họ cũng giống chúng ta, muốn hòa bình, an lạc. Chiến tranh đồng nghĩa với việc người chồng, người con, người cháu của họ phải cầm súng ra chiến trường đối mặt với hiểm nguy. Và dĩ nhiên họ cũng không muốn thế. Các bạn hãy cùng chúng tôi nhìn nhận lại vấn đề. Người mà chúng ta cần phải đấu tranh, người thực sự là kẻ thù của chúng ta là những người cầm quân của Trung Quốc chứ không phải người dân. Vì thế các bạn hãy cứ đối xử bình thường với người Trung Quốc như những gì chúng ta vẫn làm. Hãy mở khách sạn, phục vụ tour du lịch,... đón khách Trung Quốc như bình thường. Làm được điều đó, không những các bạn đang làm giàu cho bản thân, làm giàu cho Tổ quốc mà còn tạo một ánh nhìn nể phục của nhân dân thế giới với con người Việt Nam.


Bạn nữ bảo vệ cùng toàn thể anh chị em nhân viên cong ty dich vu bao ve thân mến! Qua bức thư này tôi hi vọng bạn và mọi người có thể thay chúng tôi tuyên truyền, nhắn nhủ những mong muốn của chúng tôi với nhân dân trong đất liền: Có những điều các nhà lãnh đạo của chúng ta không được phép công khai với toàn thể đồng bào vì đó là bí mật Quốc gia. Nhưng các bạn hãy yên tâm, tin tưởng chiến lược của Đảng và Chính Phủ vì chắc chắn đó là con đường đúng. Tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo của các bạn đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi rất nhiều! Với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”, thay mặt các đồng chí, đồng đội, tôi xin hứa chúng tôi sẽ giữ vững máu thịt quê hương, giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Những gì là của chúng ta sẽ mãi mãi là của chúng ta!

Ảnh minh họa
Các bạn cùng đọc lại bức thư xúc động của nữ bảo vệ gửi các anh chiến sĩ hải quân tại đây

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Chia sẻ cùng câu chuyện “Tôi thà bị ế chứ nhất định không lấy chồng làm nghề bảo vệ”

Một bạn đọc đã gửi những chia sẻ của mình sau khi đọc xong câu chuyện “Tôi thà bị ế chứ nhất định khônglấy chồng làm nghề bảo vệ

Chào bạn. Tôi năm nay 40 tuổi, lang thang trên internet tình cờ lại vào trang blog này và đọc được những chia sẻ của bạn.

Trước tiên, tôi cũng là phụ nữ, tôi cũng từng trải qua những giai đoạn cuộc đời mà bạn đã và đang trải qua, 30 tuổi tôi mới kết hôn nên tôi rất có sự đồng cảm với bạn. Tôi nhiều tuổi hơn bạn, có lẽ có nhiều kinh nghiệm sống hơn, nhưng tôi không có ý ném đá hay lên mặt dạy dỗ bạn mà chỉ muốn chia sẻ để bạn hiểu hơn về cuộc sống đầy phức tạp này.

Trong cuộc sống có những người phụ nữ, dù lấy ai làm chồng cũng than thở, hối hận, cau có. Lấy người chồng giàu có như thể cưới tiện nghi vật chất, cưới ngôi biệt thự. Lấy được người chồng đẹp trai thì suốt ngày lo đánh ghen. Lấy được người mình yêu thì sau lại quay ra cãi vã, dằn vặt nhau vì tiền, so đo với chồng hàng xóm.

Nhưng lại cũng có những người phụ nữ, lấy ai làm chồng cũng dựng nên một gia đình hạnh phúc. Người phụ nữ không đổ mọi lý do lên đầu chồng, không đòi chồng phải làm cho mình hạnh phúc trước, hoặc không bị những thứ vụn vặt trong cuộc sống thường ngày làm mất tâm trạng lạc quan, vui vẻ, sự tĩnh tại trong tâm hồn. Và không cần phải mang những mặt nạ hàng ngày, người phụ nữ nói lời thật, yêu thương đến mực và nói thật những cảm xúc cùng chồng, không giấu giếm.

Trở lại câu chuyện của bạn, tôi không nghĩ tình cảm mà bạn dành cho anh chàng làm nghề bảo vệ kia là tình yêu. Đó dường như chỉ là một chút rung động, và trong lúc bạn đang cảm thấy cuộc sống của mình nhàm chán, bạn chán cảnh một mình, thì anh ta xuất hiện và làm bạn vui vẻ. Bạn muốn tất cả dừng lại ở đó, không muốn tiến xa hơn. Tôi có thể khẳng định với bạn rằng nếu là tình yêu thực sự, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ với bạn bè về nghề nghiệp của chàng trai đó, về bộ quần áo anh ta mặc và bạn sẽ không ngần ngại tính chuyện lâu dài với người con trai đó.

Còn chàng trai, có lẽ anh ta yêu bạn  một cách hồn nhiên và thật lòng. Anh ta không có trình độ học vấn cao, không đồng nghĩa với chuyện anh ta nhận thức thấp kém. Anh ta biết bạn cảm thấy ngại với mọi người nên mới quyết tâm vừa học vừa làm để sau này tìm được một công việc khác cho xứng đáng với bạn. Nhưng ở hoàn cảnh hiện tại, anh ta biết phải làm sao. Trước khi nghĩ đến những việc làm to tát, con người cần mưu sinh trước đã.  Anh ta cũng hồn nhiên nghĩ rằng bạn cũng yêu anh ta thật lòng như anh ta yêu bạn mà không nhận ra dường như bạn chỉ xem anh ta là một thứ đồ chơi, chỉ muốn ở bên anh ta lúc vui vẻ. Tôi nói vậy liệu có quá đáng không?

Chuyện tình yêu của hai bạn ngay từ khi bắt đầu đã báo trước ngày tan vỡ rồi. Lý do là ở sự khác biêt trong nghề nghiệp và do bạn không muốn đấu tranh cho tình yêu ấy. Có thể bạn đã đúng khi không chọn người con trai ấy làm chồng, nhưng không phải vì anh ta vũ phu (lý do đó là bạn tự huyễn hoặc bản thân mình thôi) mà là vì đó không phải hình mẫu bạn mơ ước.

Đôi dòng chia sẻ, tôi hy vọng bạn bình tĩnh để nhìn nhận lại mọi chuyện một cách công tâm hơn, đừng đổ hết mọi lỗi lầm lên đầu anh chàng bảo vệ kia, cũng đừng quy chụp anh ta là vũ phu, ít học, nghèo hèn… Mọi chuyện đã qua hãy xem như là một bài học để sau này bạn học cách yêu một người chân thành hơn.

Thân!

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Cách dạy con trẻ đề phòng trường hợp bị bắt cóc

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian gần đây đã đăng tải nhiều vụ bắt cóc trẻ em gây chấn động dư luận. Trẻ dễ trở thành “con mồi” của bọn bắt cóc vì các bé vẫn còn ngây thơ và chưa biết cảnh giác với người lạ. Vậy các bậc cha mẹ phải dạy con như thế nào để bé có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị bắt cóc khi không có bố mẹ ở bên?


Ảnh minh họa

Cảnh giác người lạ

Cha mẹ dạy trẻ không tự ý lên xe của người lạ trừ khi được bố mẹ cho phép, cũng như giữ khoảng cách với người lạ đang đi bộ hay lái xe bám theo trẻ. Xin phép bố mẹ trước khi ra sân chơi hay tới chơi nhà ai đó. Cha mẹ nên sử dụng 1 từ đặc biệt mà chỉ có đứa con của họ mới biết. Hãy tập cho trẻ 1 kiểu tiếng thét "đặc biệt":  tiếng thét to và dài. Tiếng thét đó cảnh báo người đang định tấn công đứa trẻ, rằng "Cháu không phải một người dễ bắt nạt”!, đồng thời báo cho những người trong phạm vi nghe thấy tiếng nói của đứa trẻ rằng trẻ đang cần sự giúp đỡ. Khi bé thét, năng lượng sẽ lên não và toàn cơ thể, tạo cho trẻ lòng dũng cảm để bỏ chạy.

An toàn khi tới trường

Cha mẹ hay ít nhất phải có một người lớn (ông bà, nhân viên bảo vệ) đứng đợi xe đưa đón học sinh của trường cùng với trẻ. Cha mẹ cần nhắc trẻ không được đi một mình qua những đoạn đường tắt như ngõ hẻm, công viên hay lối đi có nhiều cây cối. Cha mẹ không nên ghi hay gắn họ tên trẻ trên ba lô, quần áo... bởi có thể thu hút sự chú ý của bọn bắt cóc. Cha mẹ nên lưu số của những của những phụ huynh khác để có thể kiểm tra vị trí của con nếu cần. Cho trẻ gặp những phụ huynh thân thiết để trẻ quen mặt họ. Trẻ cũng nên biết những người lạ nào là đáng tin cậy khi cần giúp đỡ như: nhân viên bán hàng, cảnh sát, thầy cô giáo, người làm việc trong văn phòng....

Dạy trẻ cách thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm

Khi thấy có kẻ cầm hung khí, các bé hãy chạy nhanh và ném sách vào người đối tượng đó, và hét to. Khi bị khống chế, hãy phản kháng bằng cách đá, cắn... Tạo ra bất cứ tiếng động nào để gây sự chú ý từ người khác. Nếu một ai định dụ bé vào xe ô tô, các bé hãy chạy tới đoạn đường đối diện chiếc xe, buộc kẻ tình nghi phải chạy lòng vòng. Nếu bé bị bắt giữ trong 1 tòa nhà cao tầng, hãy vặn các vòi nước để nước chảy xuống tầng dưới. Dạy cho trẻ nhớ số điện thoại gọi khẩn cấp khi cần giúp đỡ. Nếu trẻ có điện thoại di động, trang bị cho trẻ số của bố, mẹ, người thân, cảnh sát….


Trên đây là một số lưu ý để bố mẹ dạy con trẻ đề phòng trường hợp bị bắt cóc, nhưng đó là với những bé đã lớn một chút, đã hiểu và nhận thức được. Còn với những trẻ sơ sinh như trường hợp 2 em bé ở Bình Định bị bắt cóc cạo đầu nói trên, cha mẹ chỉ còn cách… không rời mắt khỏi bé. Nếu cha mẹ quá bận rộn không thể dành toàn bộ thời gian bên con, có thể nhờ tới ông bà, người thân hoặc những gia đình có điều kiện có thể thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Bức thư xúc động của nữ bảo vệ gửi các anh chiến sĩ hải quân!

Gửi các anh chiến sĩ hải quân!

Mấy ngày nay cả nước đang nín thở theo dõi tình hình bất ổn trên Biển Đông giữa ta và Trung Quốc. Lòng yêu chuộng hòa bình, luôn tin tưởng về một kết thúc tốt đẹp là nguyện vọng của tất cả chúng ta. 90 triệu trái tim đang cùng nhịp đập,90 triệu trái tim gửi trọn niềm tin vào Đảng, Chính phủ và các anh chiến sĩ Hải quân đang ngày đêm cầm súng bảo vệ máu thịt của nước nhà! Và tôi, nữ nhân viên tại một công ty bảo vệ tại Hà Nội không nằm ngoài số đó. Các anh hãy nằm chắc tay súng, giữ gìn sức khỏe và thay mặt chúng tôi hiện thực hóa ước nguyện của mình!

Chúng tôi biết, khi chúng tôi đang say giấc ngủ thì hơn ai hết, các anh đang thao thức lo cho an nguy vùng biển, chủ quyền lãnh thổ của ta. Khi chúng tôi theo dõi các video, đọc tin tức là khi các anh đang dùng tính mạng của mình đối mặt với nguy hiểm, sự ngông nghênh của bọn cướp nước. Biển của chúng ta đang dậy sóng, máu thịt của chúng ta đang bị đe dọa và chúng tôi hiểu các anh đang vất vả thế nào!

Nhưng các anh, những người chiến sĩ cụ Hồ, cố gắng lên! Dù thế nào đi chăng nữa đất liền luôn là hậu phương vững chắc cho biển, sẵn sàng vươn mình, oằn vai cùng biển hấng chịu những trận sóng dội về. Đất liền đang bình yên nhưng lòng đất liền đang dậy sóng. Các anh hãy tin rằng, đằng sau các anh là một đội quân vững chắc, sẵn sàng hỗ trợ các anh nếu các anh cần, sẵn sàng trả lời nếu Tổ quốc gọi tên!

Các anh cố gắng giữ gìn sức khỏe. Nếu ngày thường các anh chỉ ăn 3 bát cơm thì những ngày này các anh hãy ăn 4, 5,... bát. Nếu chẳng may các anh ốm, các anh hãy nhớ uống thuốc. Đừng để bệnh tật kéo dài. Sức khỏe của các anh tạo nên niềm tin cho Tổ quốc. Sức khỏe của các anh là một vũ khí đáng gờm để bọn giặc ngoại xâm nhìn vào đó mà kính nể ta - những con người có bề ngoài nhỏ bé.

Tôi muốn kể cho các anh nghe những câu chuyện yêu nước, tinh thần sục sôi của thế hệ trẻ khi nhìn bọn giặc có ý định xâm lăng. Gía như bây giờ các anh có dịp về đất liền hay có thời gian truy cập Internet và vào các trang mạng xã hội, các anh sẽ thấy tinh thần căm thù giặc, niềm tin vào chiến lược của Đảng và Chính phủ của người dân, của thế hệ trẻ mãnh liệt thế nào. “Virut yêu nước” đang lan tràn nhanh chóng, những khẩu hiệu “Hướng về biển Đông”, “Khi Tổ quốc cần, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu”, màu cờ Tổ quốc  đang nhuộm đỏ các trang mạng xã hội,... Hơn bao giờ hết, người dân ta đang kết nối sức mạnh và tiếp sức cho các anh!

Nếu như những lần khiêu chiến trước đây của Trung Quốc khiến nhiều bạn trẻ không hài lòng với thái độ ôn hòa của các nhà lãnh đạo, luôn muốn xuống đường cầm súng bắn lại Trung Quốc ngay tức khắc thì lần này lại không! Chúng tôi kêu gọi nhau bình tĩnh, giữ vững niềm tin, tỉnh táo để không mắc bẫy Trung Quốc. Chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về Luật biển Quốc tế năm 1982 và hiểu Trung Quốc đang khiêu khích và nếu chúng ta manh động tức là chúng ta đã mắc lừa!

Chúng tôi hiểu, ngay bây giờ chúng ta có một trái tim nóng nhưng phải giữ một cái đầu cực lạnh. Các anh hãy yên tâm làm nhiệm vụ của mình, chúng tôi cũng sẽ giữ một đôi mắt sáng và cái đầu tỉnh tào như các anh.

Tuy tôi chỉ là một nữ nhân viên bảo vệ bình thường nhưng cũng giống các anh ở nhiệm vụ giữ vững an ninh trật tự. Tôi hiểu trách nhiệm đang đè nặng lên vai các anh như thế nào. Các anh hãy yên tâm, chúng tôi luôn là hậu phương vững chắc và một lòng tin tưởng và ủng hộ các anh! Mọi chuyện rồi sẽ về đúng vị trí của nó. Máu thịt của chúng ta sẽ mãi mãi là của chúng ta!
Ở nơi xa xôi, chúng tôi luôn cầu mong các anh được khỏe mạnh, bình yên và cùng các anh vượt qua ngày tháng biến động này!

Gửi các anh vần thơ mà những ngày này tôi và các anh chị nhân viên tại cong ty dich vu bao ve  (Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ an ninh 24hvn) đã  truyền tay nhau và đó cũng chính là nỗi lòng của chúng tôi – những người con yêu Tổ quốc:

"Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
         Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
        Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa"



Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Tôi thà bị ế chứ nhất định không lấy chồng làm nghề bảo vệ

Có thể câu chuyện của tôi sẽ bị nhiều người “ném đá”, nhưng các cụ đã nói, phải ở trong chăn mới biết chăn có rận…

Tôi sinh ra ở Hải Phòng, gia đình tôi tuy không khá giả gì nhưng cũng thuộc dạng đủ ăn đủ mặc. Tôi năm nay đã 28 tuổi, cái tuổi mà với bố mẹ và họ hàng, tôi đã là quả bom nổ chậm trong nhà, gả chồng nhanh lúc nào tốt lúc ấy.

Tôi học đại học ở Hà Nội và sau khi học xong, với tấm bằng cử nhân loại khá, tôi cũng tìm được cho mình một công việc ổn định tại một ngân hàng có tiếng. Nhưng những bi kịch trong cuộc sống của tôi lại bắt đầu kể từ khi tôi bước chân vào làm việc tại ngân hàng này.

Thường xuyên ở lại văn phòng buổi trưa, tôi hay nói chuyện và quen thân với anh, một nhân viên của dịch vụ bảo vệ chung cư nơi tôi làm việc. Anh hơn tôi 1 tuổi, khá điển trai, rất cởi mở, nói chuyện có duyên vì hay pha trò làm mọi người cười vui. Chẳng hiểu vì sao bao nhiêu đồng nghiệp nam ăn mặc bong bẩy, trình độ cao không ai làm tôi rung động, tôi lại cảm thấy đặc biệt thích trò chuyện với anh bảo vệ này. Dần dần, chúng tôi hẹn hò và đi chơi, ăn uống cùng nhau. Tuy nhiên chúng tôi không dám công khai mối quan hệ này vì chính bản thân tôi cũng cảm thấy ngại ngùng với đồng nghiệp. Một thời gian sau, do sự điều chỉnh nhân sự của cơ quan, tôi được chuyển đến làm tại một phòng giao dịch khác. Chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau và mọi thứ dường như “tự do” hơn vì ở chỗ làm mới không ai biết anh và nghề nghiệp của anh.

Trước khi gặp và quen anh, tôi cũng đã trải qua vài mối tình, nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện kết hôn, một phần vì lúc ấy tôi tuổi đời còn trẻ, công việc chưa ổn định, một phần vì những “đối tượng” ấy dường như cũng chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình.
Anh thì  tuy mới tốt nghiệp cấp 3 nhưng từ khi quen tôi cũng cố gắng thi vào một trường trung cấp, anh bảo vừa học vừa làm, rồi anh sẽ dần học lên cao đẳng, đại học để tôi không còn phải xấu hổ vì anh. Nhưng tôi đã gần 30 tuổi rồi, biết chờ đợi đến bao giờ?

Mặc dù vậy, mọi chuyện vẫn suôn sẻ cho tới khi một người bạn đồng nghiệp ở văn phòng cũ bắt gặp chúng tôi đi ăn tối cùng nhau. Tôi thì giày dép, váy áo, make up xinh đẹp,  anh thì vẫn khoác trên mình bộ đồng phục bảo vệ chưa kịp thay. Tôi xấu hổ muốn tìm cái lỗ nào mà chui xuống. Anh vẫn hồn nhiên như không có chuyện gì, nói cười vui vẻ với đồng nghiệp của tôi. Khi bạn tôi về tôi xẵng giọng: “Đi chơi với em đến những nơi thế này anh không thể ăn mặc lịch sự hơn được à”, anh bảo anh chỉ có mấy bộ đồng phục và áo phông thôi. Tôi tức giận bỏ về trước.

Sáng hôm sau đến văn phòng, tôi có cảm giác tất cả mọi người đang nhìn mình với ánh mắt tò mò lẫn chế nhạo. Từ hôm đó, găp anh tôi không còn cảm thấy vui vẻ thoải mái nữa.

Tôi đã đấu tranh với bản thân mình rất nhiều,  tôi đã gần 30 tuổi mà “con gái có thì…”, liệu tôi có đủ can đảm vượt qua những lời đàm tiếu của bạn bè đồng nghiệp, rồi gia đình tôi sẽ cảm thấy thế nào khi tôi giới thiệu người yêu mình làm nghề bảo vệ? Rồi chúng tôi sẽ sống thế nào khi một người chồng không thể mang lại cho vợ mình tiền bạc và sự tự hào. Nhưng chỉ có vậy tôi đã bỏ rơi anh, liệu có quá nhẫn tâm?… Bấy nhiêu câu hỏi thôi cũng đã làm tôi nản chí.

Trưa hôm sau, tôi quyết định đến tìm anh để làm lành. Nhưng không ngờ tôi lại bắt gặp anh ta đang ngồi trong hội đánh bạc cùng những người bảo vệ khác. Cơn tức giận nổi lên, tôi không kiềm chế được mình nên đã dùng những lời lẽ không hay trút hết những bực tức bấy lâu nay của tôi. Tôi bảo anh ta vừa nghèo vừa hèn, trình độ thấp lại còn không có chí tiến thủ, làm tôi xấu hổ với bạn bè… Anh ngỡ ngàng. Tôi đang cơn điên nên chửi thẳng vào mặt anh là “Bố mẹ anh không biết dạy anh hay sao anh trừng mắt nhìn tôi thế”. Không ngờ anh ta đã thẳng tay tát tôi 1 cái.

Tôi không ngờ anh ta lại là một kẻ vũ phu như vậy. Tôi đã không quản việc anh ta nghèo, ít học… mà yêu anh ta thế mà anh ta nỡ đối xử với tôi như vậy. Ngay lập tức tôi nhận ra mình không thể gắn bó với người đàn ông này cả đời.

Tôi viết ra câu chuyện này để những người có cùng hoàn cảnh như tôi cho tôi một sự đồng cảm. Và cũng để những người khác lấy câu chuyện của tôi làm gương. Những người có học thức và những người ít học có một khoảng cách rất xa về nhận thức. Các bạn có thể yêu những người bảo vệ, lao công… mà bỏ qua việc họ nghèo, nhưng họ sẽ không cùng nhận thức với bạn khi hành xử mọi việc.

Vì vây, tôi thà ế chồng còn hơn lấy một người bảo vệ.

Ảnh minh họa

 Nguồn: Facebook

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Bảo vệ trực lễ, tết: Nghề bị bỏ quên?

Trong khi mọi người đang quây quần bên gia đình để đón những ngày lễ, tết đầm ấm, sum họp thì họ vẫn âm thầm làm nhiệm vụ để đảm bảo cho mọi người đón Tết an toàn...


Nỗi niềm nghề bảo vệ trực lễ, tết


Khi nói đến những ngày lễ, tết hẳn ai cũng nghĩ đến những chuyến du lịch, những ngày đoàn tụ bên gia đình, bạn bè, niềm vui đón chào năm mới. Vậy nhưng cũng có những người vẫn tiếp tục công việc của mình để người khác có được dịp lễ, tết với niềm vui trọn vẹn. Đó là các bác sĩ; các chú công an, bộ đội biên phòng, các cô lao công… và câu trả lời dễ bị chúng ta bỏ quên nhiều nhất có lẽ là những nhân viên bảo vệ.

Nhân viên bảo vệ trực trong dịp lễ, tết hiện nay là một trong những dịch vụ được khách hàng rất quan tâm, bởi họ mong muốn những ngày nghỉ của mình và người thân được diễn ra một cách an toàn, ấm áp, hanh phúc. Còn với những người làm nhiệm vụ bảo vệ người khác trong những ngày này, chứng kiến cảnh sum vầy vui vẻ bên gia đình của khách hàng mình, chắc hẳn họ cũng không khỏi có chút chạnh lòng.

Xa quê hương, gia đình trong những ngày cả nước nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, anh Hoàng Xuân Trường, một nhân viên Công ty Bảo vệ An ninh 24h (Địa chỉ tại số 134C, ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Công việc của tôi là bảo vệ an ninh cho một nhà hàng lớn tại Hà Nội. Những ngày nghỉ lễ này, nhìn người khác được đoàn tụ bên gia đình, đi ăn uống vui vẻ trong khi mình vẫn phải đi làm nên cảm thấy có chút buồn. Nhất là khi gọi điện về nhà đứa con gái nhỏ hỏi bố ơi, sao mọi người được về mà bố không về chơi với con… Nhưng mà nghề của mình, an toàn của khách hàng là trên hết.”

Hạnh phúc đơn giản là mang lại an toàn cho người khác


Phải là những người thân của những người làm công việc bảo vệ mới hiểu hết được những nhọc nhằn, hy sinh của họ để mang lại an toàn cho người khác. Còn với bản thân những người bảo vệ phải làm việc trong những dịp lễ, tết, đằng sau một chút chạnh lòng là rất nhiều niềm vui và trách nhiệm với công việc. Trong những ngày lễ, tết, vai trò của họ trở nên đặc biệt quan trọng hơn, họ được khách hàng giao nhiệm vụ với cả niềm tin và sự tin cậy lớn lao.

Chủ một khách sạn ở Hà Nội cho biết những ngày lễ, tết là dịp mọi người đi du lịch nhiều, khách sạn của anh vì thế cũng đông khách hàng hơn ngày thường. Các vụ ẩu đả vì say xỉn cũng xảy ra nhiều hơn nên vài trò của lực lượng làm công tác bảo vệ là rất quan trọng. Có hàng ngàn nhân viên bảo vệ xa quê ngày lễ, tết, mỗi người có một cảm xúc vui buồn khác nhau, nhưng tựu trung lại an toàn của khách hàng là quan trọng hơn tất cả.

Anh cho biết thêm: “Khách sạn chúng tôi có những bảo vệ chuyên nghiệp được Công ty Bảo vệ An ninh 24H tuyển chọn, đào tạo nên tôi rất yên tâm. Họ luôn làm việc tận tâm vì tính mạng và tài sản của khách hàng, nhất là trong những ngày lễ, tết.”

Còn anh Trường, sau một chút buồn vì không được sum vầy bên gia đình, anh vui vẻ khoe: “Với phương châm hoạt động “chuyên nghiệp, tận tâm, nhanh chóng, hiệu quả”, tôi và tất cả anh em của Công ty Bảo vệ An ninh 24H quyết tâm không bỏ sót kẻ gian, tích cực ngăn chặn các hành vi xấu, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của mục tiêu bảo vệ.”

Có thể thấy, dù dịch vụ bảo vệ trực những ngày lễ, tết đôi khi bị bỏ quên nhưng các anh không lấy đó làm buồn, mà ngược lại càng có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bởi hạnh phúc với các anh đơn giản là sự an toàn của người khác.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Liên tiếp các vụ tự tử vì tình được phát hiện

Trong thời gian gần đây, liên tiếp các vụ tự tử của các cô gái tuổi đôi mươi khi phát hiện người yêu phụ tình đã tự tìm đến cái chết. Dư luận xã hội dấy lên nỗi lo ngại ý thức của giới trẻ ngày nay đang trên đà xuống dốc trầm trọng bởi lối suy nghĩ thiếu tích cực, đã để lại nỗi đau khôn cùng cho chính những người thân của họ.

Liên tiếp các vụ tự tử vì tình được phát hiện (ảnh minh họa)

Hoàng Anh (18 tuổi, trú tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc) chỉ vừa mới tốt nghiệp cấp 3, đang trong thời gian chuẩn bị chờ thi vào đại học. Với tính cách dịu dàng, hiền lành và ngoan ngoãn, được mọi người quý mến, là niềm tự hào cho gia đình khi  luôn đạt thành tích học sinh giỏi trong 12 năm. Nhưng bất ngờ thay, vào sáng ngày 22/3, anh trai cô phát hiện H.A đã tắt thở với một nắm thuốc diệt cỏ trong tay từ khi nào. Sững sờ và đau xót trước sự ra đi của con gái khi tuổi đời còn quá trẻ, gia đình H.A đã nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan điều tra. Sau công tác điều tra, nguyên nhân vụ tự tử được làm rõ, chỉ vì H.A phát hiện ra bạn trai của mình là T.H đã phản bội, yêu một người con gái khác. Nông nổi nhất thời, nhưng H.A đã bỏ lại thời thanh xuân đầy hoài bão. Nỗi đau của những người thân của cô thì vẫn tồn tại từ ngày cô mất, ai nấy đều mang một nỗi niềm nặng trĩu, không thốt lên lời.

Cũng giống trường hợp của H.A, Ngân (28 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) – nữ cán bộ nhân sự của một công ty lớn ở Hà Nội, xinh đẹp và giỏi giang cũng đã tìm đến cái chết sau lần mâu thuẫn với người yêu. Cuộc sống của cô gái thành đạt bắt đầu rẽ lối khi biết người yêu phụ bạc, chuẩn bị cưới một người con gái khác. Không thể vượt qua nỗi đau này, Ngân cũng chọn cách ra đi nhưng cô mãi mãi không thể biết rằng bố mẹ cô, những người thân trong gia đình đang ngày đêm mong nhớ và hi vọng người con gái duy nhất của họ sẽ có một đám cưới và cuộc sống hạnh phúc viêm mãn.

Chỉ vì thiếu tỉnh táo, suy nghĩ nông cạn mà không ít các bạn trẻ đã tự tìm đến cái chết, kết thúc một đời người, từ bỏ tương lai đang chờ đợi phía trước chỉ để chứng tỏ một điều: tình yêu với họ là quan trọng nhất. Đáng buồn hơn, những nạn nhân trong các vụ tự vẫn vì tình hầu hết lại là người có học thức, có môi trường sống lành mạnh. Nên lâu lâu, trên các bản tin được cập nhật theo từng phút, từng giây của những trang báo mạng, người ta lại thảng thốt, xót xa khi có cậu sinh viên, cô bé học trò dại dột tự tìm đến cái chết… chỉ vì lỡ vướng phải tình tuyệt vọng.

Nhận xét về vấn đề này, bạn Quân (24 tuổi, sinh viên ĐH Thủy Lợi) bày tỏ: “Mình không đồng tình với cách hành xử của các bạn nữ. Dù biết các bạn có đau khổ dường nào nhưng các bạn không thể chỉ biết sống cho mình như vậy. Thật ích kỷ! Các bạn mất đi thì bạn trai các bạn cũng đâu thể thông cảm bởi anh ta đã có niềm vui  mới rồi”.

Đồng quan điểm, anh Hoàng (nhân viên IT) cũng cho biết “Nói gì thì nói, làm gì thì làm. Tự cho mình chết vì lý do quá lãng xẹt (vì tình) là cái lý tồi tệ nhất. Ấu trĩ! Bố mẹ nuôi các bạn cả đời để các bạn trả ơn như vậy sao? Thế cũng bị coi là bất hiếu rồi”.

Bày tỏ sự thông cảm nhưng không đồng tình, chị Trang (33 tuổi, nội trợ) nói “Mình biết cảm giác bị một người đàn ông phản bội là như thế nào.. Đau đớn lắm, nhục nhã lắm. Dành hết tình cảm cho một người để nhận lại là sự phụ bạc thì không người con gái nào chịu được, dù có kiên cường đến đâu, hay cố tỏ ra mạnh mẽ đến đâu. Dẫu vậy, mình không đồng tình với cách hành xử của các bạn khi các bạn lựa chọn cái chết. Các bạn không thể lãng phí cuộc sống của mình vì những kẻ không xứng đáng như vậy. Cuộc sống của các bạn là do bố mẹ ban cho thì các bạn phải có trách nhiệm với nó. Tình yêu có nhiều thử thách. Có vượt qua những thử thách đó thì mới chứng tỏ là tình yêu chân thành. Nếu chỉ vì kẻ đó phụ bạc mà bạn chọn lối thoát là ra đi thì liệu có phải bạn đã chứng minh đó là tình yêu giả dối sao. Bạn phải sống, phải kiên cường vượt qua. Vì cuộc sống muôn màu, đâu chỉ có tình yêu màu hồng đâu. Bản thân tôi và chồng tôi cũng đã trải qua thời kỳ như vậy. Thật mong các bạn trẻ ngày nay nên tỉnh táo và sáng suốt hơn khi quyết định một điều gì”

Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý đưa ra quan điểm: "Phần lớn các vụ tự tử vì tình yêu lại xảy ra ở những người trẻ. Cái tôi quá mạnh mẽ đã thúc đẩy họ, khiến họ không còn đủ lý trí để nghĩ đến một chân lý cao thượng trong tình yêu là: "Chỉ cần người mình yêu hạnh phúc đã là hạnh phúc". Điều duy nhất mà họ cho rằng cần thiết phải làm là chứng minh tình yêu, hoặc giả khiến người yêu phải ân hận suốt đời. Nhưng không, khi còn sống họ đã bất lực, thì một cái xác không hồn lại càng không thể níu kéo tình yêu. Hoặc giả vì lý do không thiết sống nữa thì càng ngu muội hơn, vì bản thân bạn không phải sống cho một mình bạn, xung quanh bạn luôn còn cha mẹ, gia đình, bạn bè thân thuộc. Ruột thịt luôn là những người thật sự yêu thương bạn".

Trong cái chết người ra đi là kẻ nhẹ nhàng nhất chỉ khổ cho người ở lại. Thiết nghĩ, con trùng con kiến còn muốn sống thì con người như chúng ta, cái chết có chăng là hành động sau cùng.

Sưu tầm