Công ty bảo vệ chuyên Nghiệp

Chuyên nghiệp tận tâm - uy tín chất lượng . Liên hệ :0989.88.28.99

Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

“Chất lượng dịch vụ là đường dẫn đến thành công” . Đây là một khẩu hiệu thể hiện sự không ngừng đổi mới trong quá trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của anninh 24HVN.

Dịch vụ thám tử

Dịch vụ thám tử tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH 24HVN an toàn - bảo mật thông tin, cung cấp thông tin chính xác chất lượng.

Dịch vụ bảo vệ trường học

Đảm bảo an tòan cho các em học sinh, thầy cô; Ngăn chặn những hành vi gây rối an ninh trật tự như chửi mắng, đánh nhau..

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Nghề vệ sĩ không giống như phim

-    Lớn lên cháu muốn làm gì?

-    Cháu muốn được cầm súng như những chàng vệ sĩ!

Ngày còn nhỏ hễ được ai hỏi câu hỏi đó là tôi lại dõng dạc trả lời như thế . Tôi khát khao được trở thành những chàng trai lúc nào cũng được mặc bộ vest bảnh bao, được đeo cặp kính đen lạnh lùng, tay được cầm chiếc bộ đàm còn thắt lưng dắt một khẩu súng để làm nhiệm vụ như chàng vệ sĩ trong các bộ phim hành động. Hình ảnh những chàng vệ sĩ trong các bộ phim ấy được tôi treo khắp nhà như một lời nhắc nhở phải thực hiện bằng được ước mơ đó. Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, giờ đây khi đã trở thành chàng vệ sĩ thực thụ tôi mới nhận ra một điều: Đời đâu như mơ!

Công việc của chúng tôi không phải lúc nào cũng là lấy thân mình che đạn cho thân chủ, không phải là những trận rượt đuổi kinh hoàng, những pha “thừa sống thiếu chết” khi làm nhiệm vụ như trong các bộ phim hành động Hollywood hay phim xã hội đen Hong Kong mà nó đời thường và thực tế hơn nhiều. 



Trên thực tế, không phải lúc nào vệ sĩ cũng mặc vest bảnh bao, đeo kính đen lạnh lùng như những phim hành động.

Mức độ nguy hiểm mà mỗi người vệ sĩ chúng tôi phụ thuộc vào độ nguy hiểm mà thân chủ phải đối mặt. Ví như nếu thân chủ đang có nguy cơ bị ám sát công việc của vệ sĩ sẽ bận rộn hơn nhiều. Chúng tôi thường xuyên phải kiểm tra xe cộ để phát hiện mìn tự chế, bom, quan sát để phát giác tay súng bắn tỉa,… Nhưng nếu như thân chủ là những ngôi sao hay minh tinh màn bạc, công việc của chúng tôi lại hoàn toàn khác. Chúng tôi phải tìm mọi cách để giữ khoảng cách giữa thân chủ với những tay săn ảnh đeo bám dai dẳng, hung hăng thậm chí phải rèn sức mình vì có những lúc phải lấy thân mình để hứng những trận mưa.. chai lọ thay thân chủ.

Không những thế, đôi khi chúng tôi còn kiêm luôn việc lái xe cho thân chủ mặc dù tình huống này phải hết sức hạn chế và dĩ nhiên không bao giờ các bạn bắt gặp trong các bộ phim về vệ sĩ. Bởi lẽ một vệ sĩ không thể làm cả hai vai trò như vậy vì sẽ có nhiều lúc họ phải để xe không có người trông, trong lúc phải hộ tống thân chủ. Trong trường hợp này, chiếc xe dễ bị cài mìn, thiết bị theo dõi, bị phá hoại hoặc bị khoá, bị đưa đi chỗ khác nếu đỗ sai chỗ. Nếu vậy, vệ sĩ và thân chủ sẽ không thể dùng xe để chạy thoát nếu gặp hiểm nguy.

Trước đây tôi mơ ước làm vệ sĩ vì nghĩ rằng vệ sĩ lúc nào cũng được mặc vest và đeo kính đen, luôn bên cạnh những người nổi tiếng và vì thế sẽ được nhiều người ca ngợi và ngưỡng mộ. Nhưng không phải thế. Chúng tôi thường xuyên phải mặc quần áo thường dân, thậm chí có những khi phải ngụy trang bằng những bộ quần áo xấu xí, lén lút, thận trọng bảo vệ thân chủ từ xa nhưng cũng phải thật khéo léo không để người ngoài phát hiện. Bên cạnh đó, không phải lúc nào, ở đâu chúng tôi cũng được mang vũ khí hoặc nếu có chỉ được mang những vũ khí có độ sát thương thấp như dù cui, bình xịt hơi cay hay súng bắn điện,...

Đó là về công việc, sự khác biệt của nghề vệ sĩ so với phim ảnh còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác và tôi đang muốn nói đến những vị thân chủ của chúng tôi.

Trước khi bước vào nghề, tôi cứ tưởng rằng những người đã tìm đến những người vệ sĩ để bảo vệ là những người giàu có vì thế họ phải rất lịch sự, rất nghiêm túc, đáng để “những người đầy tớ” chúng tôi học tập. Nhưng không phải ai cũng vậy, có những người thân chủ khiến chúng tôi thất vọng hoàn toàn.

Có những nữ thân chủ hễ mua được bộ quần áo mới, bước lên xe là họ cởi vội đồ và thay ngay ở ghế sau như thể không có sự tồn tại của vệ sĩ và lái xe ở đó vậy. Không những thế, còn có những người sở hữu món tài sản khủng và không thiếu tiền để mua bất cứ những món đồ mà họ thích, ấy vậy mà họ lại có tính tắt mắt, nhặt nhạnh bất cứ những món đồ nào họ thích để mang về thành của mình. Có lần tôi được phân công bảo vệ một nữ ngôi sao nổi tiếng, khi cùng cô ấy đi dự một bữa tiệc, cô ấy đã yêu cầu tôi giấu một đôi giày mà cô ấy thích vào túi của tôi rồi bắt tôi đi ra ngoài trước. Việc làm của cô khiến tôi hoàn toàn bất ngờ, thất vọng và không thể lý giải nổi tại sao cô ấy có hàng trăm đôi giày như vậy mà vẫn thích “thó” đồ mỗi khi có thể.

Cuộc sống ngoài đời và trong phim quá khác nhau và một vệ sĩ thực thụ cũng có cuộc sống quá khác với những gì được xây dựng trong phim. Không ồn ào, không gắt gao cũng không nguy hiểm như những gì tôi vẫn thấy, bất chợt tôi hiểu ra rằng cuộc sống quanh mình vẫn còn được bình yên, không đáng sợ như những gì tôi từng tưởng tượng. Nhưng tôi biết, nếu gắn bó với nghề này lâu dài hơn nữa, tôi sẽ có nhiều trải nghiệm, sẽ đối mặt với những tình huống hiểm nguy, có thể không giống trong phim nhưng nó cũng đủ giúp tôi có cái nhìn đa chiều về cuộc sống.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Kí ức về bác bảo vệ trường tôi năm xưa

-    Bọn mày định hối lộ tao à? Mang về, mang về ngay!

Đó là câu cửa miệng của bác bảo vệ trường tôi mỗi khi chúng tôi mang quà biếu bác. 

Bác năm nay ngoài 50, đôi chân bác đi tập tễnh vì ảnh hưởng của lửa đạn chiến tranh. Bác là nhân viên thuộc một công ty dịch vụ bảo vệ trường học và được điều về trường tôi công tác đến nay đã được 12 năm. 12 năm bác gắn bó với ngôi trường là 12 thế hệ học trò của trường biết đến bác. Khác với những học sinh ở nhiều ngôi trường khác, khi rời xa mái trường những kỉ niệm về thầy cô, bạn bè, về những giờ học trên lớp luôn được các bạn nhắc đến đầu tiên, còn chúng tôi, những kỉ niệm gắn liền với bác như một phần kí ức học sinh.

Bề ngoài bác cũng nghiêm khắc lắm, những tên “đầu gấu” nhất trường mỗi lần nhìn thấy bác cũng sợ chết khiếp. Tôi nhớ, năm ấy ngôi trường tôi còn cây nhãn, mấy cậu con trai nghịch ngợm thường nhằm những lúc không ai để ý để trèo lên cây hái trộm. Nhưng chẳng có việc gì là lọt qua tầm ngắm của bác cả. Lần đầu bắt gặp, bác chỉ nhắc nhở, cảnh cáo, nhưng đã để bác bắt gặp lần thứ 2 thì… xin đừng hỏi. Có lần bác thẳng tay trị một đám học sinh trèo lên trèo xuống cây nhãn đúng 10 lần, vụ việc ồn ào, cả trường chạy xô ra xem và đương nhiên các bạn bị viết bản kiểm điểm. Nhưng không giống như những người khác, bác lặng lẽ đến gặp các thầy cô giáo chủ nhiệm để “xin nhẹ tay” với các bạn. Mãi sau này ra trường chúng tôi mới biết đó là lý do tại sao đám bạn ấy (và nhiều trường hợp khác) không bị hạ hạnh kiểm sau những vụ việc lùm xùm ấy.



Chúng tôi thường gọi trêu bác là “Chúa tể lán xe” vì bác rất khó tính trong việc dựng xe trong trường. Hễ xe nào dựng không đúng nơi quy định là y như rằng bị bác vác ra trước cửa bốt bảo vệ chờ người ra nhận. Mỗi lần như thế, chủ nhân chiếc xe lại co ro, khép nép rồi xin lỗi bác rối rít nhưng vẫn bị bác “quạt” cho một trận “lên bờ xuống ruộng”. Không những thế, với những chiếc xe để “thò đuôi” ra khỏi lán quá mức quy định, cũng bị bác vác lên rồi “quẳng vèo vèo”, đè lên những chiếc xe khác. Mỗi lần nhìn bác làm thế, đám học sinh chúng tôi nhìn mà xót của nên chẳng ai dám tái phạm lần 2.
Không những thế, mỗi lần chúng tôi nghịch ngợm, bác thường chau mày cau có mà rằng “chúng mày lại thất lễ với bác rồi đấy”. Một lần cả nhóm trốn tiết đi chơi điện tử, bị bác bắt gặp, chạy toán loạn, bác cầm dùi trống đuổi theo. Cả lũ hổn hển, chạy tới cửa lớp thì nghe bác nói với phía sau: “Có đứa chạy mất cả dép đây này”. Vậy là hôm đấy chúng tôi phải ngồi ở phòng bảo vệ để viết bản kiểm điểm “xin chuộc dép”.

Bác nghiêm khắc là thế nhưng cũng gần gũi với học sinh lắm. Giờ ra chơi, đám học trò chúng tôi thường lân la ra sân trường “buôn chuyện” với bác. Bác kể nhiều chuyện, từ chuyện ngày trong chiến trường thế nào, cái chân của bác bị thương ra sao đến những câu chuyện thường ngày trong cuộc sống. Nhưng dù có kể chuyện gì thì bao giờ bác cũng chốt lại một câu: “Tụi mày cố mà học”. Nhiều khi bác kể về gia đình, về cô con gái xinh xắn học giỏi khiến bao nhiêu thằng con trai như tôi đua nhau đăng kí “làm con rể tương lai” của bác.

Học ở trường 3 năm, nhưng chưa bao giờ chúng tôi có dịp thể hiện tình cảm với bác, năm lớp 12 nhân ngày 20/11, chúng tôi quyết định mua một bó hoa và một món quà nhỏ nhỏ mang đến phòng bảo vệ tặng bác. Bác bất ngờ lắm nhưng cứ khua tay không nhận, bảo rằng: “Mua quà tặng bác làm gì, thôi, đem về tặng thầy cô giáo đi!”. Còn những lần chúng tôi mua gói thuốc lào tặng bác, bác cười khì khì thích thú nhưng vẫn nghi ngờ chúng tôi mua quà “hối lộ” bác.

Bao nhiêu năm xa trường nhưng những kí ức một thời học sinh không bao giờ phai nhạt trong tâm trí tôi. Đó không đơn giản chỉ là những kí ức với thầy cô, bạn bè mà còn cả với bác bảo vệ khiêm khắc mà rất đỗi gần gũi, thân quen. Bác không dạy chúng tôi những kiến thức trong sách vở nhưng bác cho chúng tôi những kiến thức làm người, những kiến thức thực tế trong đời sống. Giờ đây, mỗi lần quay về trường là mỗi lần được tâm sự, được cùng bác ôn lại những kỉ niệm xưa mà lòng tôi bồi hồi, xao xuyến!

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Thám tử: Nghề hái ra nhiều tiền nhất

Dịch vụ thám tử là nghề chưa được Nhà nước chính thức công nhận nhưng lại nhận được sự quan tâm của khá nhiều người bởi người ta kháo nhau rằng, đây là nghề “hái ra tiền”. “Không có lửa làm sao có khói”, nhận định đó của nhiều người không hẳn là sai. Tuy nhiên, để có được điều đó, người thám tử cũng phải đánh đổi không ít mồ hôi, công sức.



Điều kiện để thám tử tư “hái ra tiền”


Không chỉ có nghề bảo vệ yếu nhân  là kiếm được nhiều tiền.Trên thực tế, kiếm tiền không phải là điều dễ. Vì thế để “hái ra tiền”, công sức mà người thám tử tư bỏ ra cũng phải tỉ lệ thuận với số tiền họ kiếm được, muốn vậy, chọ cần có những điều kiện sau:
- Rất giỏi, tâm huyết với nghề.
- Là một thám tử chân chính, nói không với việc bán đứng người khác.
- Đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ mà khách hàng giao.

Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực mà các thám tử hoạt động thì thám tử hôn nhân là một trong những lĩnh vực kiếm được nhiều tiền nhất. Ví dụ như ở Ấn Độ, người ta có thể tìm đến thám tử để khẳng định chắc chắn rằng cuộc hôn nhân sắp tới của bản thân hay của con cái có tốt đẹp hay không? Số tiền bình quân của các thám tử có thể “hái” ra là khoảng 3000 USD/năm, con số này không hề ít so với mức thu nhập bình quân đầu người ở nước này là 900 USD/năm.


Tuy nhiên số đơn đặt hàng vẫn không ngừng tăng lên và ngày càng hái ra tiền nhờ công việc này.

Còn riêng ở Việt Nam, do nhu cầu về lĩnh vực này khá lớn nên giá dịch vụ cung cấp hiện nay của các công ty thám tử không hề rẻ. Mức phí cho 1 gói dịch vụ giám sát theo giờ (4 giờ) tối thiểu là 600 nghìn đồng. Đây là chi phí cố định. Ngoài ra còn nhiều chi phí phát sinh khác như: Chi phí di chuyển giám sát ngoại tỉnh, tiền nhà hàng, khách sạn, quán bar… Những chi phí phát sinh này tùy từng trường hợp cụ thể mà khách hàng có thể thỏa thuận với công ty.

Bên cạnh đó, nếu khách hàng muốn có bằng chứng cụ thể như: Ghi hình, ghi âm cuộc gặp mặt thì mức phí tối thiểu là 2 triệu đồng. 

Theo chia sẻ của những người hoạt động trong nghề, để có tiền triệu mỗi ngày đòi hỏi người thám tử phải rất nhanh nhẹn, nhạy bén, kiên trì theo dõi đối tượng vì thế, số tiền họ kiếm được là hoàn toàn xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Nghề thám tử gian nan, vất vả


Nghề thám tử là nghề liên quan đến việc tìm kiếm các thông tin mà khách hàng yêu cầu. Muốn có được những bằng chứng để cung cấp theo yêu cầu của khách hàng, các thám tử phải có những phương án tiếp cận thích hợp, đòi hỏi phải linh hoạt trọng mọi tình huống. 

Khi chấp nhận gắn bó với nghề thám tử, họ phải chấp nhận thời gian làm việc không ổn định, sẵn sàng đi làm nhiệm vụ bất kể lúc nào. Có những khi giữa đêm khuya, đang trong giấc ngủ nhưng nhận được điện thoại từ trung tâm hay khách hàng, họ cũng phải cất bước lên đường. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc thu xếp thời gian cho gia đình và bạn bè, đặc biệt là đối với các nữ thám tử.

Bên cạnh đó, khi có hợp đồng điều tra một đối tượng nào đó của khách hàng, các thám tử phải theo dõi đối tượng trong nhiều ngày liên tục cho đến khi có được thông tin của khách hàng muốn. Bởi vậy mà việc ăn uống hay nghỉ ngơi không điều độ chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe của các thám tử. 

Nhưng những điều trên chưa phải là tất cả, áp lực công việc đặt lên vai những người thám tử mới thực sự là điều đáng nói. Áp lực làm sao để có được thông tin, bằng chứng chính xác nhất, áp lực tiến độ công việc, áp lực từ phía khách hàng và công ty,… Nếu không có tinh thần thép thì không thể trụ vững được với nghề.

Mỗi công việc có một sự khó khăn riêng tuy nhiên và nghề thám tử cũng thế. Họ thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm và trọng trách đặt lên vai không hề nhỏ. Bởi lẽ, kết quả làm việc, thông tin mà họ điều tra ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình, sự thành công của một doanh nghiệp nào đó.

Chính vì thế, nghề này đòi hỏi những người thực sự có tài năng và có trách nhiệm với công việc.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Vợ vụng và lười

Tôi là người đàn ông bản tính chung thủy, nếu không tôi đã ngoại tình hoặc bỏ vợ từ lâu rồi. Lí do là vợ tôi vụng và lười đến mức tôi phát sợ và chán ngán.

Thiên chức của người phụ nữ là tay hòm chìa khóa nhưng vợ tôi không biết cách đi chợ và quản lý chi tiêu trong gia đình. Đi chợ cô ấy không bao giờ nhớ giá các món hàng mình đã mua, giống hệt một đại gia vậy mặc dù lương hai vợ chồng eo hẹp (Tôi làm cho một công ty bảo vệ tại Hà Nội, còn vợ tôi làm nhân viên hành chính). Vợ tôi không biết cách phân chia số tiền để chi tiêu trong tháng cho hợp lý, toàn gần hết tháng đã hết tiền rồi lại quay sang chồng để đòi chồng đưa thêm nữa. 



Khoản nấu nướng thì vụng ơi là vụng. Một người vợ đảm là phải biết nấu ăn ngon để chiều chồng, chiều con. Đằng này vợ tôi lúc nào cũng chỉ độc một món thịt luộc và rau luộc. Bữa nào cũng hai món ấy. Mùa hè thì thịt luộc với rau muống luộc. Mùa đông thì thịt luộc với cải bắp luộc. Cứ thế mà diễn. Mới ăn thì ngon và cũng dễ chịu, nhưng ngày nào cũng độc diễn món đó thì tôi ngấy lên tận cổ. Tôi bảo vợ thay đổi thì cô ấy viện cớ là không có thời gian chế biến, nấu ăn cầu kì mất thời gian, để khoảng thời gian đó mà chơi với con có phải thích hơn không. Nấu nướng cũng không hề chăm chút các món như người khác với món thịt luộc, vợ tôi không ngồi canh mà bấm hẹn giờ của bếp từ, đúng 20 phút là chín rồi vớt ra. Theo cô ấy là rất nhanh gọn và tiện lợi. Nhưng hôm nào mà miếng thịt dày hơn một tí thì ý như rằng nhà tôi có món thịt tái hồng hồng để ăn. Còn rau muống thì vợ tôi ngại nhặt toàn mua của bà hàng rau đã  nhặt sẵn rồi về chỉ việc rửa là nấu được thôi.

Vợ tôi cứ bảo dành thời gian cho con nhưng mà việc chăm con có nhiều điểm tôi cũng chả ưng. Lấy việc tắm cho con là một ví dụ. Một hôm mẹ tắm cho con xong, tôi tình cờ trông thấy trên cùi tay con vẫn còn dính chút xà phòng. Nhắc vợ thì vợ bảo là sót một chút không ảnh hưởng gì. Xà phòng rất độc hại thế mà vợ tôi lại coi thường thế được sao?

Là đàn ông nhẽ ra không phải để ý đến việc lau nhà, giặt giũ nhưng việc này vợ tôi cũng không chu toàn nên tôi cũng nhiều phen ngán ngẩm. Chả biết vợ tôi lau nhà như thế  nào, nhưng mỗi lần vợ tôi lau với mẹ tôi lau (bà thỉnh thoảng ra nhà tôi chơi) tôi đều có thể nhận ra sự khác biệt. Mẹ tôi lau nhà cứ bóng loáng lên, còn vợ tôi lau thì nhà sũng nước mà vẫn còn những bụi bẩn bám trên sàn. Còn việc giặt giũ thì vợ tôi cũng lười chảy thây. Quần lót và cổ áo sơ mi của chồng không giặt bằng tay mà vứt thẳng vào máy giặt. Vì thế mà tôi luôn có những cái áo sơ mi cháy cổ vì mồ hôi, xấu hổ mà vẫn phải mặc.



Là người đàn ông chịu khó, sáng nào tôi dậy nấu cơm cho cả nhà trong khi đó vợ tôi mải ngủ đến khi con dậy mới dậy để chuẩn bị cho con đi nhà trẻ. Con thì ăn sáng ở nhà trẻ, mẹ thì vội vội vàng vàng chả kịp ăn sáng lại mua tạm cái bánh mì đến cơ quan để ăn. Tôi nhắc nhở dậy sớm mà ăn cơm thì vợ tôi bảo buồn ngủ, tranh thủ ngủ để đến cơ quan làm việc cho tỉnh táo.

Quần áo thì không biết cách chọn mua đồ đẹp để mặc, ăn mặc lôi thôi mới 30 tuổi mà như mẹ bổi 40 rồi. Tôi đến là chán. Nhớ thời yêu nhau, vợ tôi nào đâu đến nỗi, cũng váy áo, son phấn tung tăng. Thế mà giờ lấy nhau về vợ chả buồn trang điểm và mặc đẹp. Đi đâu tôi cũng không muốn cho vợ đi vì xấu hổ.

Kêu ca nhiều mà vợ tôi vẫn chứng nào tật ấy. Có lẽ cô ấy đã cố thủ và yên tâm trong cái vỏ bọc gia đình hạnh phúc của chúng tôi rồi. Với lại giờ có con rồi tôi cũng chả dám tơ hào đến chuyện gì khác ngoài lo cho con nên cô ấy cũng tin tưởng. Nhưng tôi thì nghĩ khác, khi con đã dần lớn, vợ chồng cần biết lo cho nhau và chăm chút cho cuộc sống hoàn hảo hơn. Những tính xấu và sự quá quen thuộc cần được phá vỡ để giúp tình cảm thăng hoa. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của vợ. Vợ tôi vẫn bình chân như vại với những đuểnh đoảng của mình mà không có ý định thay đổi. Giờ tôi vẫn thương vợ nhưng với tình trạng này trong tương lai, tôi không dám chắc mình sẽ còn giữ được tình cảm với vợ bao lâu nữa?

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Vợ mặc con nhỏ, bỏ đi theo trai vì tôi làm ca đêm

Tôi và em yêu nhau 7 năm cho đến khi bố mẹ tôi chấp nhận một đám cưới. 7 năm yêu nhau, 2 năm sau đám cưới, tôi cứ ngỡ rằng mình đã hiểu tất cả về người phụ nữ ấy. Thế nhưng tôi đã lầm… Ngày tôi đưa em về ra mắt bố mẹ, mẹ tôi nhất quyết không đồng ý. Bà nói sẽ từ mặt nếu tôi còn tiếp tục qua lại với em. Là con một, tôi không thể cãi lời mẹ, nhưng tôi đã xác định sẽ yêu em hết cuộc đời và nếu lấy vợ thì người đó là em, nên chúng tôi cứ yêu nhau như vậy. Cuối cùng trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý sau 7 năm trời và chúng tôi có một đám cưới như trong mơ.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tuy không phải người Hà Nội gốc nhưng bố mẹ tôi lên Hà Nội lập nghiệp và định cư ở đây đã được gần ba mươi năm. Học xong trung học phổ thông, tôi vào học một trường cao đẳng về  kinh tế và ra trường đi làm cho một công ty chuyên kinh doanh bất động sản chỗ quen biết với bố mẹ tôi. Tôi quen em trong thời gian làm việc ở đây. Em bán hàng mỹ phẩm trước cửa công ty tôi làm việc. Em xinh xắn, ngoan ngoãn, học xong cấp 3  do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị bệnh, mẹ bỏ nhà theo trai nên em lên Hà Nội tìm việc làm phụ giúp bố. Nghe em kể về hoàn cảnh của mình, tôi thấy thương em vô cùng, từ tình thương dẫn tới tình yêu lúc nào không hay.

Ngày tôi đưa em về ra mắt gia đình, không hiểu sao mẹ lại không ưng em. Mẹ nói em hoàn cảnh gia đình phức tạp, không được ăn học đàng hoàng, rồi con gái gò má cao, lông mày lá liễu như em dễ lăng loàn lắm. Em chỉ biết gục đầu vào vai tôi khóc khiến tôi càng thấy thương em, thấy mình phải là chỗ dựa vững chắc cho em suốt cuộc đời.

Cuộc sống của vợ chồng mới cưới hạnh phúc như một giấc mơ, bố mẹ mua cho vợ chồng tôi ngôi nhà để vợ chồng tôi ra ở riêng. Hàng ngày tôi đi làm, em ở nhà nội trợ, cơm nước, giặt giũ… 1 năm sau em sinh cho tôi một thiên thần bé bỏng,  mẹ tôi đã bớt kỳ thị với em, căn nhà lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Sinh con xong em càng đẹp mặn mà chứ không phát tướng sồ sề như những người phụ nữ khác. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, thị trường bất động sản đóng băng nên công ty tôi làm việc thua lỗ nặng phải đóng cửa. Lúc này bố tôi lại bị đột quỵ sau một cơn tai biến, tài sản dành dụm của bố mẹ đổ hết vào chữa trị cho bố mà không có mấy hy vọng.

Tôi đi xin việc ở nhiều nơi không được, cuối cùng tôi được nhận vào một công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp vì lúc này lĩnh vực này đang phát triển mạnh, cần nhiều nhân lực. Công việc ở đây không vất vả, lương cũng chỉ ở mức trung bình nhưng tôi coi đây là nơi đã cứu mình khỏi tình trạng thất nghiệp giữa cơn suy thoái kinh tế chung của cả nước, chỉ có điều chúng tôi phải thay nhau làm ca đêm. Tôi lo cho vợ đêm ở nhà một mình, con thì còn nhỏ, mẹ tôi phải chăm bố nên không đỡ đần thêm gì được. Nhưng em nói là không sao.



Tai họa vẫn chưa dừng lại với gia đình tôi, ca mổ của bố cần rất nhiều tiền. Tôi quyết định bán căn nhà bố mẹ cho vợ chồng và vay mượn thêm  để lấy tiền chữa trị cho bố, vì nhà của bố mẹ tôi đã cầm cố sổ đỏ để vay ngân hàng rồi.  Tôi đã tìm thuê một căn phòng trọ nhỏ, tiền lương của tôi chỉ đủ chi trả cho một căn phòng nhỏ và những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Khi tôi quyết định làm vậy, em không đồng ý, và chúng tôi cãi nhau to. Tôi nói phận làm con, tôi có thể đánh mất tất cả để giữ lại tính mạng cho bố. Nhưng em bảo: “Bố anh cũng đến tuổi chết được rồi, anh mà dám bán nhà tôi sẽ đi khỏi đây ngay”. Tôi giận quá tát em một cái, không ngờ em tát lại tôi một cái nảy lửa rồi xách túi lên bỏ đi.

Lo lắng cho ca mổ của bố, tôi không có thời gian đi tìm em, tôi nghĩ em hết giận sẽ quay về vì còn con nhỏ. Gửi con cho hàng xóm để vào viện với bố, chị hàng xóm mới kể cho tôi nghe em thường xuyên thuê chị ấy trông con và ra khỏi nhà buổi tối, em nói đi làm ca đêm. Lúc này tôi mới ngớ người, thì ra bao lâu nay khi tôi làm bảo vệ trực đêm, em đã lừa dối tôi, đi đâu mà tôi không hề hay biết. Bởi cuộc sống ở Hà Nội nhà nào biết nhà ấy nên hàng xóm láng giềng không quan tâm chuyện nhà tôi, không nói gì với tôi. Một tuần sau, em về thật, nhưng về để lấy quần áo và đưa đơn ly hôn cho tôi ký. Em bảo tưởng lấy tôi em sẽ có một cuộc sống sống sung sướng,  nhưng giờ tôi không có tiền, công việc thấp kém lại phải đi ở trọ, còn phải chăm bố mẹ tôi già yếu bệnh tật, em không chịu được. Em không thèm nhìn con mà giục tôi ký vào đơn ly hôn vì em đang vội, có người chờ em ở dưới nhà. Thế là chúng tôi ly hôn.

Tòa xử em được quyền nuôi con vì đưa bé chưa được 36 tháng tuổi nhưng em từ chối. Tôi không ngờ em có thể nhẫn tâm như vậy với đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Hổ dữ còn không bỏ được con. Bước ra khỏi tòa, tôi đau đớn bồng con nhỏ, nước mắt ứa ra, cha thì bệnh nặng, nhà cửa tan nát, vợ bỏ theo trai… Nếu tôi không làm bảo vệ, không phải trực đêm thì có lẽ đã không có cơ sự này. Nhìn em bước lên xe của người tình tôi vội lấy tay che mắt con, dù nó còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng tôi không muốn con nhìn thấy hành động độc ác đó của người sinh ra nó.

Tuy rằng nghề bảo vệ lương không được cao như nhiều nghề khác. Nhưng nó lại mang lại nhiều giá trị khác trong đời sống,  những giá trị đó là gì, bạn có thể tham khảo tại  Nghề bảo vệ đem lại giá trị cho cuộc sống như thế nào