Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Cách dạy con trẻ đề phòng trường hợp bị bắt cóc

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian gần đây đã đăng tải nhiều vụ bắt cóc trẻ em gây chấn động dư luận. Trẻ dễ trở thành “con mồi” của bọn bắt cóc vì các bé vẫn còn ngây thơ và chưa biết cảnh giác với người lạ. Vậy các bậc cha mẹ phải dạy con như thế nào để bé có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị bắt cóc khi không có bố mẹ ở bên?


Ảnh minh họa

Cảnh giác người lạ

Cha mẹ dạy trẻ không tự ý lên xe của người lạ trừ khi được bố mẹ cho phép, cũng như giữ khoảng cách với người lạ đang đi bộ hay lái xe bám theo trẻ. Xin phép bố mẹ trước khi ra sân chơi hay tới chơi nhà ai đó. Cha mẹ nên sử dụng 1 từ đặc biệt mà chỉ có đứa con của họ mới biết. Hãy tập cho trẻ 1 kiểu tiếng thét "đặc biệt":  tiếng thét to và dài. Tiếng thét đó cảnh báo người đang định tấn công đứa trẻ, rằng "Cháu không phải một người dễ bắt nạt”!, đồng thời báo cho những người trong phạm vi nghe thấy tiếng nói của đứa trẻ rằng trẻ đang cần sự giúp đỡ. Khi bé thét, năng lượng sẽ lên não và toàn cơ thể, tạo cho trẻ lòng dũng cảm để bỏ chạy.

An toàn khi tới trường

Cha mẹ hay ít nhất phải có một người lớn (ông bà, nhân viên bảo vệ) đứng đợi xe đưa đón học sinh của trường cùng với trẻ. Cha mẹ cần nhắc trẻ không được đi một mình qua những đoạn đường tắt như ngõ hẻm, công viên hay lối đi có nhiều cây cối. Cha mẹ không nên ghi hay gắn họ tên trẻ trên ba lô, quần áo... bởi có thể thu hút sự chú ý của bọn bắt cóc. Cha mẹ nên lưu số của những của những phụ huynh khác để có thể kiểm tra vị trí của con nếu cần. Cho trẻ gặp những phụ huynh thân thiết để trẻ quen mặt họ. Trẻ cũng nên biết những người lạ nào là đáng tin cậy khi cần giúp đỡ như: nhân viên bán hàng, cảnh sát, thầy cô giáo, người làm việc trong văn phòng....

Dạy trẻ cách thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm

Khi thấy có kẻ cầm hung khí, các bé hãy chạy nhanh và ném sách vào người đối tượng đó, và hét to. Khi bị khống chế, hãy phản kháng bằng cách đá, cắn... Tạo ra bất cứ tiếng động nào để gây sự chú ý từ người khác. Nếu một ai định dụ bé vào xe ô tô, các bé hãy chạy tới đoạn đường đối diện chiếc xe, buộc kẻ tình nghi phải chạy lòng vòng. Nếu bé bị bắt giữ trong 1 tòa nhà cao tầng, hãy vặn các vòi nước để nước chảy xuống tầng dưới. Dạy cho trẻ nhớ số điện thoại gọi khẩn cấp khi cần giúp đỡ. Nếu trẻ có điện thoại di động, trang bị cho trẻ số của bố, mẹ, người thân, cảnh sát….


Trên đây là một số lưu ý để bố mẹ dạy con trẻ đề phòng trường hợp bị bắt cóc, nhưng đó là với những bé đã lớn một chút, đã hiểu và nhận thức được. Còn với những trẻ sơ sinh như trường hợp 2 em bé ở Bình Định bị bắt cóc cạo đầu nói trên, cha mẹ chỉ còn cách… không rời mắt khỏi bé. Nếu cha mẹ quá bận rộn không thể dành toàn bộ thời gian bên con, có thể nhờ tới ông bà, người thân hoặc những gia đình có điều kiện có thể thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét