Công ty bảo vệ chuyên Nghiệp

Chuyên nghiệp tận tâm - uy tín chất lượng . Liên hệ :0989.88.28.99

Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

“Chất lượng dịch vụ là đường dẫn đến thành công” . Đây là một khẩu hiệu thể hiện sự không ngừng đổi mới trong quá trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của anninh 24HVN.

Dịch vụ thám tử

Dịch vụ thám tử tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH 24HVN an toàn - bảo mật thông tin, cung cấp thông tin chính xác chất lượng.

Dịch vụ bảo vệ trường học

Đảm bảo an tòan cho các em học sinh, thầy cô; Ngăn chặn những hành vi gây rối an ninh trật tự như chửi mắng, đánh nhau..

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Nghề bảo vệ: Thương trường là chiến trường

Ngành dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp phát triển mạnh dẫn tới việc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ ra đời, và hệ quả tất yếu là để có thể tồn tại, các công ty phải cạnh tranh nhau một cách khốc liệt. Đây là quy luật tất yếu của bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, nó gây những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến đời sống của người dân và nền kinh tế của nước nhà.


Các công ty thi nhau cạnh tranh về giá cả và chất lượng


Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty dịch vụ bảo vệ giống như con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp nào không vững thì sẵn sàng bị loại bỏ. Tất nhiên, một công ty dịch vụ bảo vệ khi đáp ứng được cả hai yêu cầu: giá cả và chất lượng thì tất nhiên sẽ đứng vững trên thị trường, nhưng để làm được điều đó mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp là cả một câu hỏi lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đáp án hợp lý.

Hiện nay, các công ty bảo vệ cạnh tranh nhau ở 2 hướng: giá cả và chất lượng phục vụ. Và không phải lúc nào 2 thứ đó cũng song hành với nhau. Bởi doanh nghiệp sẽ rất khó bảo đảm lợi nhuận khi cung cấp một dịch vụ giá rẻ mà lại có chất lượng tốt. Họ phải bỏ ra rất nhiều chi phí: tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng cho người lao động, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật… trong khi dịch vụ bảo vệ không phải là ngành nghề có thể thu hồi vốn nhanh. Nhiều công ty đưa ra giá cả hợp lý khi khách hàng làm hợp đồng thuê bảo vệ, thái độ tiếp đón thoải mái, nhiệt tình, cung cấp nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp nhất, thậm chí khâu tuyển dụng và huấn luyện luôn khắt khe để đem đến sự an toàn và hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Nhưng cũng chính vì thế, họ phải có một nguồn vốn lớn để có thể duy trì công ty trong một thời gian dài mà không mang lại lợi nhuận, cho đến khi công ty tạo được thương hiệu vững vàng, khách hàng tìm đến nhiều.

Vì vậy, để thu hút khách hàng, nhiều công ty đã đưa ra những chiêu trò để chiếm lĩnh thị trường.  Họ làm mọi cách thu hút khách hàng, kể cả phải dùng thủ đoạn như cướp khách của đối thủ bằng cách hạ giá thấp, hạ bệ uy tín của đối thủ… để giành được hợp đồng, nhưng sau đó lại cung cấp một dịch vụ bảo vệ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Để tiết kiệm chi phí ở mức tối đa, các công ty này dễ dàng trong khâu tuyển dụng để tăng số lượng nhân viên, và lơ là trong khâu đào tạo, cung cấp tới khách hàng nhân viên bảo vệ thiếu chuyên nghiệp, gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Tất nhiên những công ty làm ăn kiểu “ăn xổi” này khách hàng sẽ không bao giờ muốn quay lại lần thứ hai. 

Ngược lại, có những công ty cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ. Với quan điểm “Khách hàng là trung tâm”, các công ty này cung cấp một dịch vụ đảm bảo an toàn nhất cho khách hàng với đội vệ sĩ được đà tạo về chuyên môn nghiệp vụ tốt, tận tâm, nhưng giá cả lại cao hơn nên khó lòng thu hút khách ngay từ bước đầu. Nhưng nếu đã tồn tại được thời gian đầu, chắc chắn các công ty này sẽ đứng vững, bởi giá cả là lý do để khách hàng tìm đến nhưng chất lượng mới là yếu tố có thể giữ chân khách hàng.

Có thể thấy, cuộc cạnh tranh trên thị trường dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp hiện nay đang diễn ra vô cùng sôi động. Mỗi công ty bảo vệ đều có thế mạnh riêng của mình trong việc đào tạo nhân viên bảo vệ, xây dựng chiến thuật cần thiết, áp dụng các thiết bị chuyên dụng cho việc bảo vệ và giá cả cạnh tranh. Thế nhưng việc cân đối hợp lý giữa giá cả và chất lượng vẫn là điều khiến các công ty phải đau đầu. 


Khách hàng và người lao động được nhiều lợi ích


Dịch vụ bảo vệ trở thành một ngành nghề hot mà ai cũng muốn chia phần  đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty bảo vệ, và chính điều đó trở thành động lực lớn nhất khiến cho nhân viên bảo vệ ngày một chuyên nghiệp hơn, dịch vụ tốt hơn. Dĩ nhiên người hưởng lợi nhiều nhất chính là khách hàng và người lao động. 

Về phía người lao động, nếu như trước kia, khi nghề bảo vệ chưa trở thành một loại hình kinh doanh chuyên nghiệp và chưa phát triển thì có rất ít người muốn ứng tuyển vào các công ty bảo vệ, bởi đặc trưng nghề nghiệp là luôn đối mặt với nguy hiểm, trong khi mức lương thấp và không được xã hội coi trọng. Nhưng khi các công ty bảo vệ chuyên nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ thì tình hình đã đổi khác, nghề bảo vệ chuyên nghiệp thu hút một lực lượng lao động đông đảo.

Người lao động sau khi đã ứng tuyển vào công ty bảo vệ sẽ được huấn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết. Các khóa huấn luyện này thường là miễn phí. Do đó có rất nhiều người muốn theo nghề này bởi vì không tốn nhiều chi phí đầu tư, mà chủ yếu là yêu cầu sức khoẻ.  Để cạnh tranh với đối thủ, các công ty ngoài việc huấn luyện cho nhân viên của mình các kỹ năng về nghiệp vụ, giao tiếp, phản ứng nhanh với mọi tình huống… còn được trang bị các kỹ năng nâng cao như: học võ, học lái xe, ngoại ngữ… Nếu không gắn bó với nghề bảo vệ, người lao động cũng sẽ dễ dàng tìm được một công việc ưng ý.  

Bên cạnh đó, để thu hút người lao động, các công ty bảo vệ cũng đưa ra mức lương hấp dẫn hơn (khởi điểm từ 3 – 5 triệu/tháng và các chế độ bảo hiểm khác) nên cuộc sống người lao động cũng được đảm bảo.  

Về phía khách hàng, các công ty muốn có khách hàng sẽ buộc phải cung cấp một dịch vụ với chất lượng nhân viên ngày càng tăng trong khi mức giá cạnh tranh. Ví dụ như  với Dịch vụ bảo vệ văn phòng của chúng tôi, doanh nghiệp sẽ không phải mất chi phí, thời gian tuyển chọn, đào tạo bảo vệ, không phải trả lương cho bảo vệ, chỉ cần ký hợp đồng với một công ty bảo vệ uy tín với mức giá cạnh tranh, công ty sẽ cử nhân viên đã được đào tạo đến làm công việc bảo vệ và trả lương cho họ.  Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, khách hàng cũng nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ khi chọn cho mình một công ty dịch vụ bảo vệ để tránh tình trạng tiền mất tật mang.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

5 lí do không nên yêu một chàng bảo vệ

Là một người đã từng yêu một chàng bảo vệ, hơn ai hết tôi hiểu được những thói hư tật xấu, những hạn chế mà những anh chàng làm nghề này gặp phải. Vì thế ai đã đang và sẽ trở thành một nửa kia của người bảo vệ hãy lưu ý những điều sau đây nhé, vì chắc chắn bạn rất có thể gặp phải đấy.

Ít thời gian hẹn hò


“Anh ơi, tối nay mình đi chơi nhé!” – “Tối nay anh phải trực rồi!”. Đó là câu trả lời bạn thường xuyên gặp phải khi yêu một chàng bảo vệ. Anh ấy thường xuyên phải “lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày” vì thế những buổi tối hẹn hò lãng mạn của các bạn chắc chắn sẽ có phần hạn chế hơn những người khác. Nếu chấp nhận yêu một chàng bảo vệ thì bạn hãy chấp nhận điều này vì đó là công việc và cũng chính là cuộc sống của các bạn sau này.

Bảo vệ thường xuyên phải trực đêm nên ít có thời gian dành cho bạn gái

Khả năng giấu diếm ngoại tình


“Hôm nay anh phải trực”, “hôm nay anh A, anh B,... bận việc nhờ anh đổi ca”,... Làm việc theo ca, giờ giấc không cố định là đặc thù công việc của người bảo vệ. Chính vì thế bạn rất khó kiểm soát được thời gian làm việc của chính bạn trai mình. Nếu như họ không phải là người chung thủy, không phải là người tự giác thì bạn cũng rất dễ bị “cắm sừng” đấy.

Dễ cờ bạc


Hình ảnh những người bảo vệ ngồi đọc báo, hay “tám chuyện” là điều thường xuyên và các bạn rất dễ bắt gặp. Bởi vì công việc của họ những lúc rất bận rộn nhưng cũng có lúc rất nhàn nhã và thời gian rảnh cũng chiếm đa số.  “Nhàn cư vi bất thiện”, chính những lúc rảnh rỗi, đặc biệt trong những ca trực đêm nên ở những bốt bảo vệ thường xuyên nảy sinh chuyện... cờ bạc để giải khuây. Dù chơi ít hay nhiều thì đây cũng là hành vi mà bất cứ một người phụ nữ cũng không muốn nửa kia của mình gặp phải.


Những lúc rảnh rỗi, đặc biệt trong những ca trực đêm, ở những bốt bảo vệ thường xuyên nảy sinh chuyện... cờ bạc

Nguy hiểm đến tính mạng


Nhiệm vụ của người bảo vệ là giữ gìn trật tự an ninh vì thế phải thường xuyên tham gia giải quyết những rắc rối xung quanh khu vực mình quản lý, có thể là việc tham gia bắt cướp, can thiệp vào những xung đột, đánh cãi nhau,... Nhìn chung, những vụ rắc rối đó rất hỗn loạn và người bảo vệ là những người cần có mặt đầu tiên để đứng ra “dẹp loạn”. Vì thế trong những tình huống nguy hiểm, tính mạng của họ có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Lương thấp


Tuy lương ổn định nhưng mức lương của một nhân viên bảo vệ khá thấp, chỉ khoảng 3.000.000 – 3.500.000. Với mức lương này, nếu bạn muốn tiến xa hơn cùng anh ấy, hãy chuẩn bị trước tinh thần và chấp nhận những khó khăn vì trong thời buổi hiện nay, với mức lương này rất khó để trang trải cuộc sống.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Nghề bảo vệ đem lại giá trị cho cuộc sống như thế nào

Mỗi người chúng ta tồn tại đều có ít nhất một nghề trong tay, và nghề nào cũng có nét riêng của nó, và nghề nào cũng là nghề cao quý cả. Với những nghề như nghề giáo viên, nghề thầy thuốc, nghề công an,… đó là những nghề cao quý được xã hội công nhận và mỗi nghề đều có sự cống hiến riêng, mang lại giá trị lớn cho xã hội từ xưa tới nay. Thế còn nghề bảo vệ thì sao? Bạn nghĩ sao về nghề bảo vệ?
Giá trị trong cuộc sống của nghề bảo vệ

Nói tới từ “bảo vệ” chúng ta đã thấy được bản chất của nghề bảo vệ, thấy được tầm quan trọng cũng như giá trị đối với cuộc sống của con người trong xã hội, đặc biệt là xã hội vô cùng phức tạp như ngày nay.

Hiện nay tại bất kỳ cơ quan nào của nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các ngân hàng, cửa hàng buôn bán vàng bạc đá quý thì không thể thiếu bóng dáng của những người bảo vệ. Họ làm công việc này không chỉ có trách nhiệm đơn giản là trông xe máy, hay ô tô. Mà quan trọng hơn nữa là vị trí làm việc của họ mang lại cho mọi người cảm giác yên tâm, an toàn. Người bảo vệ những giống như một chiếc camera luôn luôn phải có sự quan sát, giám sát mọi hoạt động sống xung quanh mình. Một phút lơ là cũng có thể sẽ gây sự xáo trộn hoặc những mất mát nhất định.

Xã hội ngày càng phức tạp, tệ nạn trộm cắp lưu manh, giết người, cướp của ngày một gia tăng. Vì thế mà “nghề bảo vệ” cũng cần phải nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tự tin ứng phó với mọi hoàn cảnh. Các công ty bảo vệ tại Hà Nội mọc lên ngày một nhiều, nơi đâu cũng thấy bóng dáng các anh chàng cao to, mạnh mẽ với bộ đồng phục bảo vệ oai nghiêm luôn túc trực ở mọi nơi, sự lo lắng của người dân đã được vơi đi phần nào.Tính mạng tài sản của chúng ta sẽ luôn được bảo vệ.

Giá trị của công việc bảo vệ mang lại cho cuộc sống rất nhiều điều thiết thực, sự an nguy của con người luôn là mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống. Đi đâu làm gì, mua sắm thứ này thứ kia ở nơi đâu có sự hiện diện của những người bảo vệ chắc chắn sẽ mang đến cảm giác an toàn thoái mái cho mọi người.

Chính vì thế chúng ta cần có cái nhìn khách quan hơn đối với nghề bảo vệ về những giá trị mà nó mang lại cho cuộc sống! Và các công ty bảo vệ cần nâng cao hơn nữa nghiệp vụ đối với mỗi nhân viên, để giá trị của nghề bảo vệ sẽ ngày càng được mọi người đánh giá cao hơn nữa.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Vai trò, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trong PCCC

Cháy nổ là một trong những tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế đối với tất cả mọi người đặc biệt là nhân viên bảo vệ, những kiến thức phòng cháy chữa cháy (PCCC) cần phải được trang bị vững vàng và đầy đủ. Không những thế, hơn ai hết, người bảo vệ là lực lượng quan trọng, phải xác định được rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong suốt quá trình PCCC.
 
Vai trò, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trong PCCC

Phòng cháy


“Phòng cháy hơn chữa cháy”, chính vì thế đây là giai đoạn rất quan trọng  mà người bảo vệ cần chú ý. Để hạn chế tối đa tình huống xấu nhất có thể xảy ra, người bảo vệ cần làm những công việc sau:

1. Nghiên cứu đề xuất thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp biện pháp phòng cháy thích hợp:

Để duy trì công tác phòng cháy, chữa cháy tại mục tiêu doanh nghiệp lực lượng bảo vệ có trách nhiệm đề xuất với chủ quản.

Ban hành nội quy, quy định an toàn PCCC chung cho mục tiêu và cho từng bộ phận phòng ban, đơn vị cơ sở.

Phát động và duy trì phong trào PCCC trong cán bộ công nhân viên mục tiêu.

Xây dựng quy chế thưởng phạt trong việc thực hiện nội dung công tác PCCC.

2. Tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên nâng cao nhận thức trách nhiệm trong công tác PCCC.

Các nhân viên bảo vệ cần được trang bị kiến thức PCCC

Xây dựng nội quy, biển cấm lửa ở nơi cần thiết thông qua hệ thống tuyên truyền của cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên thông báo nhắc nhở việc PCCC.

Định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về công tác PCCC.

Nội dung tuyên truyền tập trung giáo dục và nâng cao ý thức PCCC, hướng dẫn kiến thức PCCC. Phổ thông và thông báo những nguy cơ có thể gây cháy tại mục tiêu và biện pháp đề phòng.

3. Kiểm tra phát hiện sơ hở thiếu sót , đề xuất biện pháp khắc phục

Lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC đối với những bộ phận có nhiều nguy hiểm để xảy ra cháy phải được kiểm tra hàng ngày.

Thông qua tuần tra bảo vệ mục tiêu, kiểm tra công tác PCCC đặc biệt lưu ý về ban đêm, ngày nghỉ, lễ, tết.

Đề xuất xử lý những trường hợp cố tình vi phạm quy định an toàn PCCC, hình thức xử lý theo quy chế đã ban hành và cần thông báo để rút kinh nghiệm chung.

4. Đề xuất tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ

Mỗi mục tiêu phải tổ chức một đội PCCC tại chỗ, có một đội trưởng và các đội phó để chỉ huy đội, đội viên nên chọn những người trực tiếp theo ca và phân bổ đều ra các ca làm việc.

Nhiệm vụ của đội phải thể hiện cả hai mặt tổ chức công tác phòng ngừa và chữa cháy.

Thường xuyên tuyên truyền về công tác PCCC.

Phân công đội viên PCCC ở từng bộ phận trong mục tiêu.

Đôn đốc việc thực hiện quy định an toàn PCCC, chuẩn bị sẵn sàng chữa cháy.

Thực tập để làm quen với phương án chữa cháy tại chỗ.

Tổ chức cho đội PCCC tham gia các hội thảo về PCCC.

5. Đề xuất trang bị phương tiện, nguồn nước chữa cháy và bảo quản tốt trang thiết bị PCCC

6. Tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy

Vận dụng phương án chữa cháy tại chỗ để triển khai lực lượng phương tiện trực tiếp chữa cháy.

7. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp để được giúp đỡ về nghiệp vụ.

Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan công an về PCCC, phối hợp xây dựng phương án phòng chống cháy lớn thư hiện báo động

Thử để lực lượng chuyên nghiệp tập dợt làm quen với mục tiêu, từ lối đi lại, nguồn nước và biện pháp chữa cháy trong từng tình huống.

Chữa cháy


Mặc dù đã làm công tác phòng cháy nhưng không thể bảo đảm rằng việc cháy nổ không thể xảy ra. 
Khi tình huống xấu nhất diễn ra, tình trạng những người bị thương, bị chết do cháy hoặc ngạt khói, điện giật sẽ rất hỗn loạn, là một người bảo vệ bạn cần lưu ý thực hiện những công việc sau:

Khi xảy ra hỏa hoạn, nhân viên bảo vệ cần kết hợp với lực lượng chức năng dập tắt đám cháy

-  Khi phát hiện sự cố cháy phải báo liền cho đơn vị cứu hỏa. Khởi động hệ thống chữa cháy (nếu có lắp đặt).

-  Công ty bảo vệ ngắt cầu giao, cúp điện, huy động các đối tượng có khả năng cùng tham gia chữa 
cháy.

-  Giải cứu những người, tài sản giá trị còn bị mắc kẹt trong hiện trường cháy. Sơ cứu, cấp cứu kịp
thời những người bị thương do va đập, ngạt khói, bỏng…

-  Bảo vệ nguyên trạng hệ thống điện như cầu dao, cầu chì, dây dẫn rơle; Bảo vệ nguyên trạng thiết bị bị cháy.

-  Bảo vệ hiện trường, tài sản không cho kẻ xấu lợi dụng tình trạng hỗn độn để trộm cắp và cướp bóc.

-  Dịch vụ bảo vệ mục tiêu bảo vệ cần phân công nhiệm vụ cho mỗi nhân viên bảo một cách khoa học.

-  Ghi nhận lại tất cả những thông tin cần thiết ( người tham gia chữa cháy, thời gian cháy, những đồ vật có giá trị bị hủy hoại…)

-  Sau khi chữa cháy xong, yêu cầu những người tham gia chữ cháy ra khỏi khu vực hiện trường cần bảo vệ và phải bảo vệ nghiêm ngặt khu vực đó.

Ngoài những kỹ năng về PCCC thì các nhân viên công ty bảo vệ chuyên nghiệp cần có những kỹ năng gì khác, bạn có thể xem tại  Kỹ năng của nhân viên bảo vệ

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Bảo vệ nhà hàng: Vì đâu nên nỗi?

3 năm trong nghề làm một bảo vệ chuyên nghiệp tại nhà hàng lớn ở thủ đô, kinh nghiệm tôi đúc kết được là: Điều quan trọng nhất trong công việc của tôi không phải là chuyên môn nghiệp vụ hay tuổi trẻ, sức khỏe mà là ở đức tính nhẫn nhịn. Tất nhiên nếu không có chuyên môn hay sức khỏe tôi cũng không thể làm tốt công việc của mình, nhưng để có thể gắn bó dài lâu với nghề, tôi cần thêm chữ “nhẫn”.
Bảo vệ nhà hàng, khách sạn

Chả thế mà xảy ra vụ bảo vệ một nhà hàng lớn ở TP. Hồ Chí Minh đánh hội đồng khách đến dự tiệc cưới vì không kiềm chế được cơn nóng giận hay nhân viên bảo vệ khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt) đánh du khách trọng thương… Thậm chí, còn có vụ việc các nhân viên bảo vệ còn quay lại ẩu đả với nhau chỉ vì không có tiếng nói chung trong việc sắp xếp xe cho khách đến ăn tại nhà hàng

Thu nhập gắn liền với thái độ


Dịch vụ bảo vệ nhà hàng, khách sạn  ra đời dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của các khách sạn, nhà hàng để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt là các khu du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó nhu cầu bảo vệ an ninh là một phần quan trọng giúp các nhà khách, khách sạn, nhà hàng phát triển tốt.  Thế nhưng công việc bảo vệ ở nhà hàng, khách sạn lại không hề đơn giản và  dịch vụ bảo vệ khách sạn nhà hàng, khách sạn vẫn được xem là lĩnh vực đặc biệt phức tạp.

Nhiệm vụ của tôi tại nhà hàng này là:
  • Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực, ngăn chặn các trường hợp gây rối, trộm cắp, phá hoại, hoặc đột nhập trái phép vào trong Nhà hàng.
  • Ngăn chặn các trường hợp ăn xin, bán vé số, các hoạt động quyên góp từ thiện vào trong khu vực của Nhà hàng.
  • Giám sát người ra vào Nhà hàng, phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn trà trộn vào Nhà hàng với mục đích trộm cắp, phá hoại…để chủ động theo dõi.
  • Hướng dẫn và giúp đỡ Khách Hàng khi cần thiết
  • Ngăn chặn khi phát hiện các trường hợp mang các vật dụng gây cháy nổ, các vật dụng gây nguy hiểm như: Súng, dao, các chất gây cháy nổ vào trong Nhà hàng.

Có thể thấy, áp lực về công việc tương đối nặng nề, lượng khách ra vào nhà hàng trong ngày cũng rất lớn nên dễ gây ra xung đột, va chạm, mất cắp tài sản. Đặc biệt, khách tới ăn tại nhà hàng phần nhiều đều uống rượu  bia nên đôi khi họ không làm chủ được hành động của mình. Nhiều khách hàng còn tỏ ra khá khó tính và hách dịch nhưng tôi vẫn phải luôn có thái độ niềm nở, gần gũi. Đó chính là yêu cầu về chữ “nhẫn” đối với công việc của tôi.

Tôi hiểu rằng ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng. Nếu ngay từ cửa, khách hàng đã cảm thấy hài lòng về nhà hàng mình đến thì xác suất họ quay lại lần sau là rất lớn. Thế nên tôi luôn phải cố gắng vui vẻ, dù hôm đó tôi có cãi nhau với vợ hay trong nhà xảy ra chuyện buồn gì đi nữa.

Mặt khác, thu nhập của chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào thái độ với khách hàng. Nếu chẳng may chúng tôi bị khách hàng phản ánh về thái độ không thân thiện, không tôn trọng, chúng tôi sẽ bị trừ lương, kỷ luật hoặc thậm chí bị đuổi việc chứ chưa nói đến việc đánh hội đồng khách hàng dẫn đến tử vong như những trường hợp đã kể trên.

Do không được đào tạo bài bản?


Hiện nay, có nhiều nhà hàng, khách sạn… đã hướng tới dịch vụ  thuê nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự. Làm như thế họ vừa yên tâm vì đây là những người có chuyên môn nghiệp vụ, lại vừa đỡ chi phí đào tạo, tuyển chọn. Những nhân viên này thuộc các công ty làm dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp như chúng tôi. Họ được đào tạo bài bản cả về nghiệp vụ bảo vệ, kiến thức pháp luật, phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ cũng như kỹ năng ứng phó với những tình huống phức tạp...  Nên thường họ sẽ không để bản thân mất bình tĩnh đến mức ẩu đả với khách hàng hay ẩu đã với nhau.

Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số nhà hàng  có quan niệm khá đơn giản về lực lượng bảo vệ.  Tôi được biết ở nhiều nhà hàng, khách sạn… nhân viên bảo vệ được tuyển từ công nhân và một số người đã từng tham gia lực lượng vũ trang, hoặc những người hết tuổi lao động.  Trước khi nhận nhiệm vụ bảo vệ, họ chỉ được học nội quy chứ không có trường lớp nào đào tạo làm bảo vệ. Vì lẽ đó họ rất dễ mất bình tĩnh, thường có thái độ không tốt trong cư xử với khách hàng và ngay trong lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ với nhau.
Phải chăng, do nhân viên bảo vệ không được đào tạo bài bản nên đã xảy ra nhiều vụ hành hung nghiêm trọng như trên? Có lẽ đã đến lúc cần phải quy định về tiêu chuẩn của nhân viên bảo vệ và có trường lớp đào tạo họ.

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Bố làm bảo vệ, có con là kẻ ăn trộm

Một ngày cuối tháng 7,  có một vụ án bố hành hạ con dã man xảy ra khiến người dân trong xóm ngỡ ngàng. Điều bất ngờ hơn là ông bố ấy xưa nay vẫn được mọi người trong làng, trong xã kính trọng vì cách cư xử với bà con làng xóm, luôn là người chồng, người cha mẫu mực. 

Ông Nguyễn Văn T. (50 tuổi) là bảo vệ lâu năm tại trường Trung học cơ sở của xã nhà. Ông đã gắn bó với công việc bảo vệ trường học tại Hà Nội này 20 năm nay mà chưa gây ra sai sót, mất mát gì nghiêm trọng để ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của bản thân và nhà trường. Học sinh trong trường vừa sợ lại vừa kính phục ông, còn các thầy cô giáo thì hoàn toàn yên tâm tin tường vào lòng yêu nghề cũng như những kinh nghiệm trong công việc bảo vệ trường của ông.

Đối với vợ con, ông là người đàn ông đàng hoàng, chung thủy, thương yêu vợ con. Ngoài giờ làm việc ông luôn giúp đỡ vợ trong việc buôn bán, nội trợ và dạy dỗ các con. Gia đình ông có hai người con, đưa lớn năm nay đang học đại học, còn đưa con nhỏ đang học lớp 7 ở ngôi trường ông làm bảo vệ.


Sự việc ông đánh con dã man khiến ai cũng phải há hốc mồm ngạc nhiên. Mặc cho vợ và hàng xóm can ngăn, ông vẫn cầm chiếc đòn gánh vụt liên tục vào đầu, vào lưng, vào chân tay thằng bé, miệng liên tục chửi rủa: “Mày đã chừa thói ăn cắp chưa? Sao mày có thể làm thế hả thằng này…”. “Tao phải đánh cho mày chừa thói đấy đi. Mày làm nhục mặt tao, nhục mặt cả cái nhà này”. “Tao sẽ báo công an để mày phải ngồi tù rũ xương…”. Mãi đến khi công an xã vào can ngăn, trói tay ông lại thằng bé mới được giải thoát.  Ông T. bị bắt tạm giam vì tội “Hành hạ trẻ em”, còn thằng con trai ông T. thì bị thương nặng, gãy xương, tỉ lệ thương tật 20%.

Người dân ở cái xóm này không ai hiểu được vì sao từ một con người hiền lành, đáng kính trọng như vậy, ông lại trở thành một kẻ hành hạ dã man chính con đẻ của mình khiến gia đình tan nát, bản thân phải tù tội, còn cháu bé thì bị thương tật, chưa biết có trở lại bình thường vui vẻ được hay không.

Ở cơ quan công an, người đàn ông ấy đã kể hết mọi chuyện với những giọt nước mắt ân hận muộn màng. Thì ra nguyên nhân của cơn thịnh nộ ấy là do thằng bé con trai ông đã dại dột ăn cắp xe máy của hiệu trưởng nhà trường mà ông lại đang làm công  việc bảo vệ ở đó. Hôm ấy ông nhờ nó coi trường cho ông vào buổi trưa vì ngày chủ nhật không có học sinh đến trường, ông lại có chút việc cần đi gấp. Trước đó thầy hiệu trưởng tới trường và để xe máy ở trước cửa ban giám hiệu, đi cùng xe với một thầy giáo khác thăm giáo viên trong trường bị ốm.
Khi ông T. quay lại thì thằng con trai vẫn ở đó và ông không để ý tới xe của thầy hiệu trưởng. Lát sau thầy hiệu trưởng trở về không thấy xe đâu mới hỏi thì thằng con ông bảo là không biết. Ông cứ tưởng nó lơ đễnh nên bị kẻ xấu đột nhập vào trường lấy cắp xe. Ông đi kiểm tra thì nhà trường không bị mất thứ gì khác. Hiệu trưởng yêu cầu ông viết bản tường trình, ông hứa sẽ đền chiếc xe đó vì âu đó cũng là trách nhiệm của ông.

Nhưng 2 ngày sau hiệu trưởng gọi ông lên nói ông bị đuổi việc vì chính con trai của ông đã ăn cắp chiếc xe của thầy hiệu trưởng. Một đứa bạn khác của nó mang chiếc xe ấy đến hiệu cầm đồ ở huyện cầm cố để hai đứa lấy tiền chơi điện tử. Công an đã tìm thấy chiếc xe và đứa bạn kia khai rằng chính con trai ông đã bảo nó mang xe đi cắm. Ông ngớ người, nhục nhã, không dám tin vào những điều mình vừa nghe thấy. Con ông chơi điện tử ư? Con ông ăn cắp ư? Con ông nói dối ông chuyên nghiệp như vậy ư?

Cầm tờ quyết định thôi việc trở về nhà nhìn thấy con ông giận run người. Nó là một thằng ăn cắp, ăn cắp ở chính cái nơi bố nó đang làm công việc bảo vệ. Danh dự, uy tín 20 năm nay ông cố gắng vun đắp đã bị nó hủy hoại. Bây giờ người ta nhìn ông như một thằng bố đồng lõa với thằng con ăn cắp. Mọi sự tức giận, cay đắng ông trút lên thân thể gầy gò của thằng bé học lớp 7.

Giờ thì ông ngồi đây và suy nghĩ về những việc làm của mình. Không biết con trai ông bây giờ ra sao? Liệu những tổn thương của nó có trở lại bình thường được không? Còn vết thương lòng khi bị chính bố mẹ mình sỉ nhục. Ông nhận ra con ông trở nên hư hỏng phần nhiều do lỗi của ông. Có lẽ, vì cách quản lý tiền bạc lỏng lẻo, cho con tự tiêu tiền sớm và thoải mái, vợ chồng ông đã góp phần hình thành thói xấu của con. Nếu nhìn lại mình, hiểu được mình có lỗi trong vấn đề nuôi dạy con, có lẽ vợ ông đã không trút hết giận dữ lên đầu con và dùng những hình phạt quá nặng nề. Lẽ ra, để con bỏ tật ăn cắp ông phải dạy con giá trị của đồng tiền, sức lao động, uốn nắn con để không vượt quá nhu cầu tiêu pha của lứa tuổi mình, và quan trọng là ông phải cất giữ tiền bạc cẩn thận.

Con trai lớn của ông vào hôm qua vào thăm ông, kể rằng em trai đang cảm thấy lo sợ và hoang mang, nghĩ mọi người đang chê bai, chế giễu mình nên sợ gặp mọi người và sợ mọi người nhắc đến lỗi lầm của mình. Nó đang ở lứa tuổi rất nhạy cảm nên những lời nhiếc móc, chửi rủa của bố mẹ có thể làm trẻ cảm thấy nhục nhã, thấy mình hèn mọn, “không ra gì” và sẽ không còn yêu quý bản thân mình. Nó mong ông tha thứ cho em. Ông khóc, lẽ ra người phải xin lỗi là ông mới đúng chứ. Chỉ vì sự sĩ diện với nghề mà ông đã gây ra thương tổn về thể xác và tinh thần cho con đẻ của mình, làm gia đình tan nát.  Giá như ông đặt mình vào địa vị mình vào vị trí của con để hiểu con và giúp con vượt qua những lỗi lầm, sai phạm…

Dịch vụ bảo vệ văn phòng