Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Bảo vệ nhà hàng: Vì đâu nên nỗi?

3 năm trong nghề làm một bảo vệ chuyên nghiệp tại nhà hàng lớn ở thủ đô, kinh nghiệm tôi đúc kết được là: Điều quan trọng nhất trong công việc của tôi không phải là chuyên môn nghiệp vụ hay tuổi trẻ, sức khỏe mà là ở đức tính nhẫn nhịn. Tất nhiên nếu không có chuyên môn hay sức khỏe tôi cũng không thể làm tốt công việc của mình, nhưng để có thể gắn bó dài lâu với nghề, tôi cần thêm chữ “nhẫn”.
Bảo vệ nhà hàng, khách sạn

Chả thế mà xảy ra vụ bảo vệ một nhà hàng lớn ở TP. Hồ Chí Minh đánh hội đồng khách đến dự tiệc cưới vì không kiềm chế được cơn nóng giận hay nhân viên bảo vệ khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt) đánh du khách trọng thương… Thậm chí, còn có vụ việc các nhân viên bảo vệ còn quay lại ẩu đả với nhau chỉ vì không có tiếng nói chung trong việc sắp xếp xe cho khách đến ăn tại nhà hàng

Thu nhập gắn liền với thái độ


Dịch vụ bảo vệ nhà hàng, khách sạn  ra đời dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của các khách sạn, nhà hàng để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt là các khu du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó nhu cầu bảo vệ an ninh là một phần quan trọng giúp các nhà khách, khách sạn, nhà hàng phát triển tốt.  Thế nhưng công việc bảo vệ ở nhà hàng, khách sạn lại không hề đơn giản và  dịch vụ bảo vệ khách sạn nhà hàng, khách sạn vẫn được xem là lĩnh vực đặc biệt phức tạp.

Nhiệm vụ của tôi tại nhà hàng này là:
  • Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực, ngăn chặn các trường hợp gây rối, trộm cắp, phá hoại, hoặc đột nhập trái phép vào trong Nhà hàng.
  • Ngăn chặn các trường hợp ăn xin, bán vé số, các hoạt động quyên góp từ thiện vào trong khu vực của Nhà hàng.
  • Giám sát người ra vào Nhà hàng, phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn trà trộn vào Nhà hàng với mục đích trộm cắp, phá hoại…để chủ động theo dõi.
  • Hướng dẫn và giúp đỡ Khách Hàng khi cần thiết
  • Ngăn chặn khi phát hiện các trường hợp mang các vật dụng gây cháy nổ, các vật dụng gây nguy hiểm như: Súng, dao, các chất gây cháy nổ vào trong Nhà hàng.

Có thể thấy, áp lực về công việc tương đối nặng nề, lượng khách ra vào nhà hàng trong ngày cũng rất lớn nên dễ gây ra xung đột, va chạm, mất cắp tài sản. Đặc biệt, khách tới ăn tại nhà hàng phần nhiều đều uống rượu  bia nên đôi khi họ không làm chủ được hành động của mình. Nhiều khách hàng còn tỏ ra khá khó tính và hách dịch nhưng tôi vẫn phải luôn có thái độ niềm nở, gần gũi. Đó chính là yêu cầu về chữ “nhẫn” đối với công việc của tôi.

Tôi hiểu rằng ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng. Nếu ngay từ cửa, khách hàng đã cảm thấy hài lòng về nhà hàng mình đến thì xác suất họ quay lại lần sau là rất lớn. Thế nên tôi luôn phải cố gắng vui vẻ, dù hôm đó tôi có cãi nhau với vợ hay trong nhà xảy ra chuyện buồn gì đi nữa.

Mặt khác, thu nhập của chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào thái độ với khách hàng. Nếu chẳng may chúng tôi bị khách hàng phản ánh về thái độ không thân thiện, không tôn trọng, chúng tôi sẽ bị trừ lương, kỷ luật hoặc thậm chí bị đuổi việc chứ chưa nói đến việc đánh hội đồng khách hàng dẫn đến tử vong như những trường hợp đã kể trên.

Do không được đào tạo bài bản?


Hiện nay, có nhiều nhà hàng, khách sạn… đã hướng tới dịch vụ  thuê nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự. Làm như thế họ vừa yên tâm vì đây là những người có chuyên môn nghiệp vụ, lại vừa đỡ chi phí đào tạo, tuyển chọn. Những nhân viên này thuộc các công ty làm dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp như chúng tôi. Họ được đào tạo bài bản cả về nghiệp vụ bảo vệ, kiến thức pháp luật, phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ cũng như kỹ năng ứng phó với những tình huống phức tạp...  Nên thường họ sẽ không để bản thân mất bình tĩnh đến mức ẩu đả với khách hàng hay ẩu đã với nhau.

Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số nhà hàng  có quan niệm khá đơn giản về lực lượng bảo vệ.  Tôi được biết ở nhiều nhà hàng, khách sạn… nhân viên bảo vệ được tuyển từ công nhân và một số người đã từng tham gia lực lượng vũ trang, hoặc những người hết tuổi lao động.  Trước khi nhận nhiệm vụ bảo vệ, họ chỉ được học nội quy chứ không có trường lớp nào đào tạo làm bảo vệ. Vì lẽ đó họ rất dễ mất bình tĩnh, thường có thái độ không tốt trong cư xử với khách hàng và ngay trong lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ với nhau.
Phải chăng, do nhân viên bảo vệ không được đào tạo bài bản nên đã xảy ra nhiều vụ hành hung nghiêm trọng như trên? Có lẽ đã đến lúc cần phải quy định về tiêu chuẩn của nhân viên bảo vệ và có trường lớp đào tạo họ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét