Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Bố làm bảo vệ, có con là kẻ ăn trộm

Một ngày cuối tháng 7,  có một vụ án bố hành hạ con dã man xảy ra khiến người dân trong xóm ngỡ ngàng. Điều bất ngờ hơn là ông bố ấy xưa nay vẫn được mọi người trong làng, trong xã kính trọng vì cách cư xử với bà con làng xóm, luôn là người chồng, người cha mẫu mực. 

Ông Nguyễn Văn T. (50 tuổi) là bảo vệ lâu năm tại trường Trung học cơ sở của xã nhà. Ông đã gắn bó với công việc bảo vệ trường học tại Hà Nội này 20 năm nay mà chưa gây ra sai sót, mất mát gì nghiêm trọng để ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của bản thân và nhà trường. Học sinh trong trường vừa sợ lại vừa kính phục ông, còn các thầy cô giáo thì hoàn toàn yên tâm tin tường vào lòng yêu nghề cũng như những kinh nghiệm trong công việc bảo vệ trường của ông.

Đối với vợ con, ông là người đàn ông đàng hoàng, chung thủy, thương yêu vợ con. Ngoài giờ làm việc ông luôn giúp đỡ vợ trong việc buôn bán, nội trợ và dạy dỗ các con. Gia đình ông có hai người con, đưa lớn năm nay đang học đại học, còn đưa con nhỏ đang học lớp 7 ở ngôi trường ông làm bảo vệ.


Sự việc ông đánh con dã man khiến ai cũng phải há hốc mồm ngạc nhiên. Mặc cho vợ và hàng xóm can ngăn, ông vẫn cầm chiếc đòn gánh vụt liên tục vào đầu, vào lưng, vào chân tay thằng bé, miệng liên tục chửi rủa: “Mày đã chừa thói ăn cắp chưa? Sao mày có thể làm thế hả thằng này…”. “Tao phải đánh cho mày chừa thói đấy đi. Mày làm nhục mặt tao, nhục mặt cả cái nhà này”. “Tao sẽ báo công an để mày phải ngồi tù rũ xương…”. Mãi đến khi công an xã vào can ngăn, trói tay ông lại thằng bé mới được giải thoát.  Ông T. bị bắt tạm giam vì tội “Hành hạ trẻ em”, còn thằng con trai ông T. thì bị thương nặng, gãy xương, tỉ lệ thương tật 20%.

Người dân ở cái xóm này không ai hiểu được vì sao từ một con người hiền lành, đáng kính trọng như vậy, ông lại trở thành một kẻ hành hạ dã man chính con đẻ của mình khiến gia đình tan nát, bản thân phải tù tội, còn cháu bé thì bị thương tật, chưa biết có trở lại bình thường vui vẻ được hay không.

Ở cơ quan công an, người đàn ông ấy đã kể hết mọi chuyện với những giọt nước mắt ân hận muộn màng. Thì ra nguyên nhân của cơn thịnh nộ ấy là do thằng bé con trai ông đã dại dột ăn cắp xe máy của hiệu trưởng nhà trường mà ông lại đang làm công  việc bảo vệ ở đó. Hôm ấy ông nhờ nó coi trường cho ông vào buổi trưa vì ngày chủ nhật không có học sinh đến trường, ông lại có chút việc cần đi gấp. Trước đó thầy hiệu trưởng tới trường và để xe máy ở trước cửa ban giám hiệu, đi cùng xe với một thầy giáo khác thăm giáo viên trong trường bị ốm.
Khi ông T. quay lại thì thằng con trai vẫn ở đó và ông không để ý tới xe của thầy hiệu trưởng. Lát sau thầy hiệu trưởng trở về không thấy xe đâu mới hỏi thì thằng con ông bảo là không biết. Ông cứ tưởng nó lơ đễnh nên bị kẻ xấu đột nhập vào trường lấy cắp xe. Ông đi kiểm tra thì nhà trường không bị mất thứ gì khác. Hiệu trưởng yêu cầu ông viết bản tường trình, ông hứa sẽ đền chiếc xe đó vì âu đó cũng là trách nhiệm của ông.

Nhưng 2 ngày sau hiệu trưởng gọi ông lên nói ông bị đuổi việc vì chính con trai của ông đã ăn cắp chiếc xe của thầy hiệu trưởng. Một đứa bạn khác của nó mang chiếc xe ấy đến hiệu cầm đồ ở huyện cầm cố để hai đứa lấy tiền chơi điện tử. Công an đã tìm thấy chiếc xe và đứa bạn kia khai rằng chính con trai ông đã bảo nó mang xe đi cắm. Ông ngớ người, nhục nhã, không dám tin vào những điều mình vừa nghe thấy. Con ông chơi điện tử ư? Con ông ăn cắp ư? Con ông nói dối ông chuyên nghiệp như vậy ư?

Cầm tờ quyết định thôi việc trở về nhà nhìn thấy con ông giận run người. Nó là một thằng ăn cắp, ăn cắp ở chính cái nơi bố nó đang làm công việc bảo vệ. Danh dự, uy tín 20 năm nay ông cố gắng vun đắp đã bị nó hủy hoại. Bây giờ người ta nhìn ông như một thằng bố đồng lõa với thằng con ăn cắp. Mọi sự tức giận, cay đắng ông trút lên thân thể gầy gò của thằng bé học lớp 7.

Giờ thì ông ngồi đây và suy nghĩ về những việc làm của mình. Không biết con trai ông bây giờ ra sao? Liệu những tổn thương của nó có trở lại bình thường được không? Còn vết thương lòng khi bị chính bố mẹ mình sỉ nhục. Ông nhận ra con ông trở nên hư hỏng phần nhiều do lỗi của ông. Có lẽ, vì cách quản lý tiền bạc lỏng lẻo, cho con tự tiêu tiền sớm và thoải mái, vợ chồng ông đã góp phần hình thành thói xấu của con. Nếu nhìn lại mình, hiểu được mình có lỗi trong vấn đề nuôi dạy con, có lẽ vợ ông đã không trút hết giận dữ lên đầu con và dùng những hình phạt quá nặng nề. Lẽ ra, để con bỏ tật ăn cắp ông phải dạy con giá trị của đồng tiền, sức lao động, uốn nắn con để không vượt quá nhu cầu tiêu pha của lứa tuổi mình, và quan trọng là ông phải cất giữ tiền bạc cẩn thận.

Con trai lớn của ông vào hôm qua vào thăm ông, kể rằng em trai đang cảm thấy lo sợ và hoang mang, nghĩ mọi người đang chê bai, chế giễu mình nên sợ gặp mọi người và sợ mọi người nhắc đến lỗi lầm của mình. Nó đang ở lứa tuổi rất nhạy cảm nên những lời nhiếc móc, chửi rủa của bố mẹ có thể làm trẻ cảm thấy nhục nhã, thấy mình hèn mọn, “không ra gì” và sẽ không còn yêu quý bản thân mình. Nó mong ông tha thứ cho em. Ông khóc, lẽ ra người phải xin lỗi là ông mới đúng chứ. Chỉ vì sự sĩ diện với nghề mà ông đã gây ra thương tổn về thể xác và tinh thần cho con đẻ của mình, làm gia đình tan nát.  Giá như ông đặt mình vào địa vị mình vào vị trí của con để hiểu con và giúp con vượt qua những lỗi lầm, sai phạm…

Dịch vụ bảo vệ văn phòng


0 nhận xét:

Đăng nhận xét