Công ty bảo vệ chuyên Nghiệp

Chuyên nghiệp tận tâm - uy tín chất lượng . Liên hệ :0989.88.28.99

Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

“Chất lượng dịch vụ là đường dẫn đến thành công” . Đây là một khẩu hiệu thể hiện sự không ngừng đổi mới trong quá trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của anninh 24HVN.

Dịch vụ thám tử

Dịch vụ thám tử tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH 24HVN an toàn - bảo mật thông tin, cung cấp thông tin chính xác chất lượng.

Dịch vụ bảo vệ trường học

Đảm bảo an tòan cho các em học sinh, thầy cô; Ngăn chặn những hành vi gây rối an ninh trật tự như chửi mắng, đánh nhau..

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Chất lượng của dịch vụ bảo vệ giá rẻ

Trong thị trường bảo vệ hiện nay, có nhiều cong ty bao ve đánh đúng tâm lý ham của rẻ của khách hàng mà đưa ra các chiêu khuyến mãi lớn. Tuy nhiên, các dịch vụ bảo vệ với giá thành rẻ sẽ đi kèm với chất lượng cũng “rẻ” là điều mà các khách hàng vẫn phàn nàn.



Người dùng hiện nay khi tìm đến các công ty bảo vệ thường có xu hướng thích những dịch vụ giá rẻ hơn là quan tâm đến chất lượng của dịch vụ đó. Nhằm đáp ứng nhu cầu này của khách hàng, các công ty bảo vệ thi nhau quảng cáo về các dịch vụ giá rẻ trên mạng để thu hút. Một công ty bảo vệ cho biết: Bí quyết kí kết hợp đồng của công ty với khách hàng là đưa ra các chiêu khuyến mãi. Ngày nay, dù chất lượng tốt mà giá cả đắt thì cũng không ai tìm đến.

Tuy nhiên, khi khách hàng kí kết hợp đồng với mức giá rất rẻ đó thì chất lượng lại không đảm bảo. Anh Tùng (giám đốc một công ty sản xuất quần áo trẻ em tại Hà Nội) cho biết: Tôi là khách hàng của một công ty bảo vệ. Trong thời buổi khó khăn, để cắt giảm chi phí tôi đã lựa chọn dịch vụ bảo vệ giá rẻ và được khuyến mãi nhiều. Tôi vẫn hi vọng là dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi. Tuy nhiên tôi thất vọng hoàn toàn về nhân viên bảo vệ của họ, vừa lười nhác, văng tục lại không thân thiện với mọi người xung quanh. Do đó, tôi phải chấm dứt hợp đồng đơn phương và chấp nhận mất số tiền đã bỏ ra”. Dịch vụ bảo vệ giá rẻ mà kém chất lượng xảy ra đầy rẫy khiến khách hàng mất lòng tin vào các công ty bảo vệ hiện hay và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các công ty làm ăn chuyên nghiệp.

Đại diện công ty TNHH dịch vụ bảo vệ bảo vệ Anninh 24hvn đã đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng nên quan tâm đến mục đích sử dụng và chất lượng dịch vụ chứ không nên đặt nặng vấn đề giá cả quá cao.  Sở dĩ các công ty bảo vệ làm ăn chuyên nghiệp có mức giá đắt hơn vì họ còn phải đầu tư nhiều hơn vào chi phí tuyển dụng, đào tạo huấn luyện các nhân viên và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đắt tiền… Người xưa đã có câu “tiền nào của ấy” là vì thế. Mục đích thuê bảo vệ là để giữ an toàn tính mạng và tài sản của chúng ta do đó nên chọn dịch vụ chất lượng để đảm bảo, dù có đắt nhưng “xắt ra miếng”, đừng ham rẻ để rồi “tiền mất tật mang”.


Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Thà lấy một nhân viên bảo vệ còn hơn lấy hoa hậu “chân dài óc ngắn”

Trong cuộc thi Hoa hậu Đại Dương vừa diễn ra tối qua (25/5) tại Bình Thuận, thí sinh Phan Thị Thu Phương (SBD 18) đã lúng túng khi trả lời câu hỏi phần thi ứng xử: "Em nghĩ thế nào về việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD- 981 trong vùng biển Việt Nam?"
Thí sinh này đã phát biểu: "Khi biết về việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD tại vùng biển Việt Nam mình, em cảm thấy rất là bức xúc, nó xâm phạm về lãnh thổ, về vùng kinh tế của đất nước Việt Nam mình. Em muốn người Trung Quốc hãy mở dàn khoan đó ra, và để cho đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn".

Nghe thí sinh này phát biểu mà tôi không khỏi cười ồ về “trình độ nhận thức cao” của cô ấy, không hiểu cô ấy muốn người Trung Quốc mở dàn khoan đó ra là để nhằm mục đích gì, không lẽ để khoan dầu trên vùng biển của ta???

Tôi năm nay 30 tuổi, là giám đốc một cong ty dich vu bao ve chuyên nghiệp, chưa có gia đình, và tôi dám khẳng định lấy một nữ nhân viên bảo vệ trong công ty tôi còn thú vị hơn nhiều lấy một cô hoa hậu chân dài óc ngắn.

Trước hết, nếu yêu hay lấy một nữ nhân viên bảo vệ thì đàn ông sẽ không phải suốt ngày kè kè đi theo làm “vệ sĩ” cho nàng, có thể chuyên tâm cho công việc của mình. Có nhiều nữ vệ sĩ thậm chí còn là người ra tay bảo vệ người yêu khi hai người gặp kẻ xấu, (tình huống này không phải là hiếm vì các đàn ông bây giờ không biết võ là chuyện thường). Có nhiều thời gian dành cho bố mẹ, cho công việc, bạn có khả năng lớn được khen ngợi là những đứa con ngoan và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp. Chỉ cần đến lúc trở thành “đại gia” bạn đừng thích “chân dài” mà bỏ bê không quan tâm gì tới nàng, nếu không người bị nàng động tay động chân lại chính là bạn chứ không phải kẻ xấu nào cả.

Yêu một cô nàng làm bảo vệ bạn sẽ được lắng nghe, chia sẻ, vì nghề nghiệp sẽ tạo cho cô nàng sự nhẫn nại rất lớn. Còn gì tuyệt vời hơn là sau một ngày làm việc mệt nhọc, bạn trở về nhà, có người lắng nghe và chia sẻ những lo lắng và niềm vui với bạn, mà không bị một cô nàng xinh đẹp nhưng nhõng nhẽo, đòi hỏi những điều vô lý?

Bên cạnh đó, bạn có thể yên tâm với một người mẹ của những đứa con bạn là một nhân viên bảo vệ. Bởi họ thường là những người nghiêm túc, sống có trách nhiệm với gia đình, nghiêm khắc và chăm lo chu đáo cho con cái.

Và không lý do gì các cô nàng làm nghề bảo vệ lại không phải là những người xinh đẹp, ăn nói khéo léo, nấu ăn ngon, chung thủy, biết hy sinh vì chồng con… Đó là những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa rồi.

Tôi được biết BTC các cuộc thi sắc đẹp luôn đau đầu lo cho phần thi ứng xử. Cứ mỗi lần top 5 cất tiếng thánh thót thì BGK và BTC thót tim bởi có em đã được chấm hoàn hảo về hình thức, trình diễn, các hoạt động ok, tài năng cũng ok... nhưng khi thốt lời ra là mọi thứ đổ xuống sông xuống biển hết. Vậy vì cớ gì bạn không yêu một cô nàng làm nghề bảo vệ mà lại chọn một cô hoa hậu “chân dài óc ngắn”. Nếu chỉ vì họ xinh đẹp? Tôi tin chắc sẽ không ít người phát hoảng khi chứng kiến một cô hoa hậu xinh lung linh trên các bìa tạp chí gỡ bỏ lớp trang điểm dày cộp.


Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Bố làm bảo vệ, nuôi 3 con học đại học

Đến bây giờ, nghĩ lại những ngày tháng đã trải qua, chúng tôi không biết phải đền đáp công ơn của bố như thế nào. Chỉ biết rằng, bố đã hy sinh cả cuộc đời mình cho chúng tôi, nhưng khi về già, bố lại chọn cuộc sống một mình vì mãi vẫn không quen được cuộc sống phố thị, mặc dù bố đã 10 năm sống ở thành phố làm công việc bảo vệ đêm - một nghề mệt nhọc và nguy hiểm -  để nuôi chúng tôi ăn học thành người.

Ảnh minh họa


Cuộc mưu sinh xa quê hương

Bố mẹ tôi là nông dân, cuộc sống lam lũ vất vả có lẽ đã ấn định vào cuộc đời họ kể từ khi họ mới được sinh ra. Nhưng mặc dù sống trong một gia đình nghèo khó, ở một vùng quê nghèo khó, không được bố mẹ quan tâm nhiều chuyện học hành, nhưng 3 anh em chúng tôi lại học khá. Năm anh cả tôi học lớp 12, bố mẹ không có tiền nên khuyên anh thi ĐH Sư phạm, nhưng anh đã lén đăng ký vào ĐH Y Hà Nội, và cuối cùng anh đã đỗ với số điểm á khoa. Bố mẹ vừa mừng vừa lo, lo nhất là làm thế nào nuôi anh tôi học 6 năm  khi nhà chỉ có mấy sào ruộng và bên dưới anh vẫn còn 2 đứa em đang học.

Nhưng rồi cả gia đình vẫn quyết tâm cho anh nhập học. Ngày anh nhập học, bố cũng ở lại luôn đất Hà Nội để đi làm thuê. Bố được một người cùng làng giới thiệu cho công việc làm bảo vệ ban đêm ở một trường học.

Bố và anh khi ấy thuê một phòng trọ chật hẹp gần chục mét vuông, đồ đạc trong nhà chỉ là những quyển sách dày cộp trên giá sách và chiếc xe đạp cà tang bố dùng đi làm. Bữa cơm đạm bạc có đậu phụ và rau muống, hôm nào sang thì có thêm lạng thịt rang mặn.   “Ngày biết tin con đỗ á khoa, tôi chỉ thấy lo. Không nhẽ lại không cho con đi học, mà cho đi học thì mỗi tháng ít cũng phải gửi cho con hơn triệu, số tiền ấy tôi biết kiếm đâu ra. Cuộc sống xa quê dù kiếm được đồng tiền nhưng cơ cực lắm, nhiều khi rớt nước mắt vẫn phải cắn răng chịu đựng. Nếu không vì con, chắc chả bao giờ tôi lên đây làm!” – Mỗi lần bố kể lại câu chuyện vì sao lên Hà Nội, ắt hẳn vẫn sẽ làm nhiều người cảm thấy chạnh lòng.

Ở Hà Nội đúng là không thiếu việc làm và đồng tiền làm ra cũng có phần dễ dàng hơn ở thôn quê, nhưng để có được việc làm có thu nhập gọi là tạm đủ sống và nuôi con đi học đại học thì chăm chỉ, thật thà, chịu khó thôi là chưa đủ. Người ở quê tôi lên Hà Nội làm ăn cũng nhiều, đa phần những người phụ nữ đều đi làm phục vụ quán ăn, đàn ông thì bốc vác ngoài chợ, chạy xe ôm…  , bố tôi thì xin được vào làm bảo vệ, nhưng là bảo vệ trực đêm, và bố cũng không được đào tạo bài bản như người của các cong ty dich vu bao ve chuyên nghiệp hiện nay.

Bảo vệ vốn được coi là một trong những nghề nguy hiểm hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là bảo vệ đêm. Công việc về đêm đối với bảo vệ sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vào thời điểm ban ngày, bởi vì thường là vào ban đêm là thời điểm hoạt động nhiều của bọn trộm cắp, nhưng bù lại thu nhập của những người làm ban đêm bao giờ cũng cao hơn. Vì thế bố tôi không ngần ngại mà đồng ý ngay lập tức.

Bố kể: “Làm việc ban đêm, mọi người thường thay phiên nhau gác, người gác phải thật tỉnh táo, ngủ gật 5-10 phút cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Đó là chưa kể vào  mùa đông lạnh giá, công việc càng khó khăn hơn”.

Nhưng với chúng tôi, việc bố làm bảo vệ đêm không chỉ lo đến kẻ gian mà chúng tôi còn lo lắng bội phần về sức khỏe của bố.  Khi theo anh ra Hà Nội, bố đã gần 50 tuổi, lẽ ra ở tuổi ấy người ta đã phải được nghỉ ngơi thì bố vẫn phải lao động cật lực. Thức đêm nhiều, ngủ ngày, cơ thể bị thay đổi sinh học dễ sinh bệnh. Bố tôi còn bị viêm xoang mạn tính, nên về đêm hễ thời tiết lạnh lại bị chảy nước mũi, rồi dẫn đến đau họng. Nên thời điểm mới đi làm chưa quen việc bố ốm liên tục, nhưng vẫn gắng gượng đi làm.

Tôi không thể hiểu hết những khó nhọc bố đã trải qua với nghề bảo vệ đêm, chỉ biết mỗi năm bố chỉ về quê một vài lần. Anh trai tôi học hành vất vả nhưng vẫn đi gia sư thêm, vì thế bố còn gửi được tiền về quê giúp mẹ nuôi 2 chị em tôi ăn học. Rồi tới khi tôi đỗ đại học, gánh nặng như oằn lên vai bố khi anh tôi vẫn còn 2 năm nữa mới ra trường. Bố lại làm thêm, ban đêm làm bảo vệ, ngày bố sắm chiếc xe máy cà tàng chạy xe ôm. Cuối cùng anh trai tôi cũng đến ngày nhận bằng tốt nghiệp và xin được vào một bệnh viện lớn…

Hạnh phúc được đáp đền

Cuộc sống xa quê hương có trăm ngàn khó khăn vất vả nhưng đối với bố mẹ thì hạnh phúc lớn nhất chính là thành tích học tập con của họ đã đạt được.

Anh trai tôi đi làm cho một bệnh viện lớn của trung ương, 6 tháng đầu không có lương, bố lại tiếp tục oằn lưng gánh gồng kinh tế gia đình. Rồi anh được nhận vào làm chính thức, có lương và nuôi được chị em tôi ăn học. Bố mỉm cười, nhưng trong cái cười ấy có cả sự chua xót.

7 năm trời bố ở thành phố này nhưng chưa một lần được đi chơi, đi ăn nhà hàng, tất cả chỉ là sự tất bật lo lắng đến gầy yếu. Anh tôi trở thành một bác sĩ giỏi, thành trưởng khoa tim mạch nhưng với những căn bệnh mạn tính của bố, anh vẫn chưa chữa trị dứt điểm được. Đến bây giờ những cơn đau dạ dày, gan, phổi bị phá hủy vẫn hành hạ bố hàng ngày.

Tôi ra trường thì em gái tôi vào đại học. Nó thông minh nhưng ham chơi, dễ bị bạn bè lôi ké. Bố bảo không yên tâm nên dù không phải lo lắng nhiều về kinh tế nữa vẫn vừa ở lại Hà Nội đi làm vừa bảo ban em tôi học hành. 5 năm sau, nó ra trường với bằng khá và giờ đã đi làm công việc ổn định.

Thế nhưng đến khi con cái có khả năng lo cho bố mẹ, anh trai tôi mua nhà mời bố mẹ lên sống cùng thì bố nhất định không chịu. Bố muốn về quê sống, bố bảo sau 10 năm ở thủ đô thì đã chán cuộc sống thành phố lắm rồi. Và bố sinh ra ở quê nên muốn được chết ở quê nhà, đó mới chính là cuộc sống mà bố mong muốn…

Bố ơi. Con chưa một lần nói rằng con yêu bố hay cảm ơn bố, nhưng từ trong lòng mình, cả 3 anh em con hiểu rằng bố đã hy sinh cuộc đời này vì chúng con. Chúng con tự hào về bố, một người bảo vệ già!rong lòng mình, cả 3 anh em con hiểu rằng bố đã hy sinh cuộc đời này vì chúng con. Chúng con tự hào về bố, một người bảo vệ già!

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Người bảo vệ đời con!

“Bố ơi!Cả đời này con sẽ không thể quên công ơn dưỡng dục của bố, người bảo vệ đời con!”

Ngáp dài ngáp ngắn, tôi lững thững đi vào nhà bếp thì thấy trên bàn bữa sáng đã được chuẩn bị sẵn, 2 bát phở gà, một cho anh trai và một cho tôi. “Hôm nay bố lại dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho anh em đây mà”, tôi thầm nghĩ.

Nhìn bát phở gà bất chợt kỉ niệm xưa lại ùa về. Lần đầu tiên tôi gặp bố, bố cũng đưa tôi đi ăn phở gà và chưa bao giờ tôi thấy nó ngon đến thế.

Tôi được 2 tuổi thì bố ruột tôi qua đời. 2 năm sau mẹ tái giá và có một tổ ấm riêng, để lại tôi cho bà nội. Trong kí ức tuổi thơ tôi không có hình dáng của mẹ vì tôi chẳng nhớ nổi và cũng chẳng buồn nhớ người mẹ đã bỏ tôi đi như thế nào. Năm tháng dần trôi, bà nội tôi yếu dần và qua đời năm tôi 10 tuổi. Ngày ấy, trong lễ tang của bà tôi đã rất mong mẹ về. Nhưng càng hi vọng bao nhiêu lại càng thất vọng bấy nhiêu, tôi khắc khoải chờ mong nhưng càng ngày nỗi khắc khoải ấy lại càng trôi về vô vọng.

Bà nội mất, mẹ không về, tôi không còn người thân. Tôi lang thang lên thành phố phiêu bạt vì miếng cơm manh áo. Toàn bộ gia sản của tôi lúc ấy là một cái túi cước bên trong vẻn vẹn 2 bộ quần áo, vài đồng bạc lẻ và tấm hình của bà.

Những ngày đầu lang thang trên nơi đất khách quê người, nước mắt tôi không ngừng rơi mỗi khi đêm về. Tôi thèm được nằm cạnh bà, được ăn cơm bà nấu. Chỉ là bữa cơm rau cơm muống luộc với mấy quả cà thôi nhưng sao giờ đây nó lại xa vời với tôi đến thế. Đã bao lâu rồi tôi không được ăn bữa cơm tử tế, tôi chẳng nhớ nữa. Những thứ tôi được ăn chỉ là mấy mẩu bánh mì người ta cho hay bát phở người ta không ăn hết ở những quán ven đường.

Nước mắt lã chã, tôi nằm ở ghế đá. Mắt đang lim dim mơ về những ngày tháng tươi đẹp của tuổi thơ, bất chợt tôi giật mình tỉnh giấc vì nghe đâu đó có tiếng quát tháo: “Thằng kia, ai cho mày ngủ ở đây. Chỗ này không phải nhà của mày. Ra chỗ khác, mất mĩ quan quá!”, người đàn ông mặc áo xanh, mãi đến sau này tôi mới biết đó là người bảo vệ, tiến đến gần và chỉ tay vào mặt tôi.

Sợ hãi, luống cuống, tôi ôm chiếc túi cước chạy đi mà quên mất chiếc dép tổ ong đứt quai mà bà nội mua cho từ năm ngoái. Cứ thế, chân không dép, tôi bước nặng nề trong cái tiết trời giá rét của mùa đông, co ro trong đêm tối. Tôi đưa mắt ra xa,  quan sát thành phố. Ánh đèn sáng rực dường như át đi bóng tối mịt mùng. Màn đêm đã buông nhưng những ánh đèn kia làm cho nó càng rực rỡ và lấp lánh hơn.

Đang mải ngắm nhìn và trong đầu ngổn ngang với những suy nghĩ vu vơ, bất chợt có một đám trẻ, cũng chân không dép, ăn mắc rách rưới như tôi lại gần, nhìn tôi với ánh mắt săm soi. Chúng giật phắt cái túi mà tôi đang ôm khư khư. Chúng lục lọi rồi quẳng vào mặt tôi tấm hình của bà và nói: “Cái này không làm được gì, trả lại cho nó. Đi thôi!”. Thế rồi chúng kéo nhau đi trong sự ngỡ ngàng của tôi. Tôi chạy theo và lấy tất cả sức bình sinh để giật lại những gì là của mình thì bị chúng đẩy ra. Mặt mũi tối sầm lại, tôi ngã ngửa ra vỉa hè rồi liên tiếp bị những cú đá, cú đấm thùi thụi vào bụng, vào lưng, vào mặt. Chúng bỏ đi mặc cho tôi co quắp trên vỉa hè.

Dường như cả thế giới quanh tôi đã sụp đổ. Tại sao mới 10 tuổi thôi, người ta thì được quần luột áo là, có cả bố lẫn mẹ chở che âu yếm, được đi học, được đọc sách, được ăn những bữa cơm ngon,... Còn tôi, ngay cả cái túi với vài bộ quần áo rách rưởi cũng bị người ta cướp mất. Tôi sẽ phải làm sao để sinh tồn trong cái thế giới quá ư khắc nghiệt này? Hai hàng lệ cứ lăn dài trên má. Tôi đã cố ngăn chúng lại nhưng không thể. Tôi đã cố gượng dậy để đi nhưng rồi hai chân lại khụy xuống. Tôi lịm đi. Tay vẫn ôm chặt bức hình của bà, người vẫn giật lên từng đợt vì rét và đói.

“Cháu ơi! Tỉnh dậy đi! Sao thế này?”, có bàn tay nào đó chạm vào người và lay tôi. Lờ đờ mở mắt, tôi không nhìn rõ mặt ai nhưng loáng thoáng cái bóng áo xanh. Lại là áo xanh. Người ta lại đến và đuổi tôi đi. Tôi sợ hãi, cố gượng dậy toan bỏ chạy nhưng không thể. Tất cả sức lực tôi đã cố dồn xuống đôi chân nhưng vẫn không thể cất bước.

“Cháu! Đừng sợ!”, người đàn ông kia nhẹ nhàng nói và dìu tôi đến một quán ven đường. Người ta đặt trước mặt tôi một bát phở gà nóng hôi hổi. Đôi mắt sợ hãi, tôi khép nép nhìn người đàn ông áo xanh thì nhận được một nụ cười âu yếm. Bỗng dưng một cảm giác lạ chạy dọc qua cơ thể, một hơi ấm bất chợt đến với tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy an toàn đến thế. Thế là tôi ăn, tôi ăn như chưa bao giờ được ăn. Tôi húp sùm sụp, chả mấy chốc bát phở gà đầy ăm ắp vừa rồi giờ chỉ còn là cái bát không. Người đàn ông quay sang tôi, mỉm cười và nhẹ nhàng nói: “Chú sẽ bảo vệ cháu như chính cái tên gọi của nghề chú đang làm”.

Kể từ ngày ấy, tôi là thành viên của gia đình và gọi người đàn ông ấy là bố. Bố là một nhân viên bảo vệ của một công ty dịch vụ bảo vệ. Bố đã cứu sống tôi, bảo vệ và chở che cho tôi suốt ngày tháng qua, y như lời bố hứa!

Nhìn bát phở nóng hổi trước mặt, nước mắt tôi lăn dài trên má: “Bố ơi!Cả đời này con sẽ không thể quên công ơn dưỡng dục của bố, người bảo vệ đời con!”

Ảnh minh hoa

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Xin đừng kích động chúng tôi

Tôi may mắn được sinh ra trong những ngày tháng bóng dáng của bom đạn đã lùi xa hơn chục năm,  nên có thể tôi không thực sự hiểu về hai từ “Chiến tranh”. Nhưng “Hòa Bình” thì tôi hiểu rất rõ như cơm ăn nước uống hàng ngày,  nên tôi  mong ước thế hệ con cái mình cũng có được hai chữ “Hòa Bình”...


“Chiến tranh”  - Chúng tôi chưa từng nếm trải

Mặc dù tuổi thơ của chúng tôi không quá đầy đủ như những đứa trẻ sinh ra ở thời đại bây giờ nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ phải trải qua cảnh bom khói lửa đạn, mất cha mẹ, anh chị, nhà cửa… 

Chúng tôi cũng chưa từng phải ăn bo bo, khoai luộc qua ngày, cũng chưa từng thử suốt ngày sống chui rúc dưới hầm địa đạo mà bên trên là máy bay giặc gào rú… như lời kể của các cụ ông cụ bà , cũng chẳng hề biết thế nào là quý những điều đơn giản nhất như hạt muối hạt đường… . 

Hằng ngày chúng tôi xem thời sự về những cuộc cướp bóc, chiến tranh ở các nước trên thế giới. Chúng tôi xuýt xoa rồi cũng cho qua vì rõ ràng nó chẳng phải là chuyện của chúng tôi.

Đừng trách khi chúng tôi thực sự đã quên rằng để có được như ngày hôm nay, cha ông đã đánh đổi biết bao nhiêu mồ hôi xương máu. Sự thật là làm sao chúng tôi hiểu được cảm giác xương máu rơi rớt khắp đồng xanh, khắp làng mạc, khắp thành thị nó khủng khiếp như thế nào!

Xin đừng mắng chúng tôi là kẻ lạnh lùng và vô tình trước những đau thương mà đồng bào ta đã trải qua qua những tranh ảnh, sách vở nói về chiến tranh, vì đơn giản chúng tôi – những người trẻ - chưa từng chứng kiến qua” Chiến tranh” bằng con mắt trần thịt.
.Nhưng những ngày này,  nhìn các bạn bè mình xuống đường biểu tình khi chủ quyền của đất nước đang bị xâm phạm, chúng tôi đã bắt đầu hiểu ra.  Rằng một thứ tuyệt vời ta có được không có nghĩa là ta sẽ có được mãi mãi. Như lúc khát thì ta uống nước, lúc ngộp thở ta nhớ đến oxy, lúc đau đớn nhất ta chỉ muốn gọi: “Mẹ ơi”! Những điều gần gũi tưởng chừng như vô tận ấy chúng tôi đã chẳng hề biết quý trọng cho đến khi nó sắp sửa mất đi. Và Hòa Bình cũng vậy!

“Hòa Bình” cho con cái chúng tôi

Vào những thời khắc lịch sử như thế này, chúng tôi thực sự mới hiểu được nỗi lo lắng khi người ta nói đến hai từ “Chiến Tranh” – đó chẳng đơn giản chỉ là nỗi lo cho sự sống của bản thân mình . Đó còn là nỗi lo lắng cho viễn cảnh những người thân yêu của mình lâm vào cảnh chết chóc,  nhà tan cửa nát, gia đình ly tán, người dân bệnh tật, ngu học, đói rét…

Giờ đây, khi cận kề điều tàn khốc nhất của cuộc đời – Chiến Tranh – những người trẻ như chúng tôi mới thấu hiểu Hòa Bình đẹp và tuyệt vời đến dường nào! Chúng tôi sẽ không cho bất cứ ai xâm hại đến người thân yêu của mình, sẽ không cho bất cứ ai xâm phạm lên lãnh thổ của mình, sẽ không cho bất cứ ai chà đạp lên danh dự của dân tộc mình, … . Nhưng chúng tôi là những con người đã được sống trong hòa bình, chúng tôi hiểu thế nào là “Yêu Nước”. 


“Yêu nước” trước hết phải yêu “Đồng bào”, vì chỉ có yêu “Đồng bào” mới thực sự là yêu nước đúng nghĩa. Trước yêu “Đồng bào” phải yêu lấy “Người thân”, phải bảo vệ “Người thân” tránh khỏi những hiểm nguy rình rập!  Vì vậy, xin đừng dùng những lời đường mật, những lời kêu gọi vớ vẩn, a dua của phản tặc , những lời kích động phi nghĩa của những kẻ dốt nát… . để lung lạc, lôi kéo chúng tôi.


Ở thời đại chúng tôi đang sống, những đứa trẻ được sinh ra trong hòa bình khi đói chúng được bố mẹ cho ăn, khi hết áo đẹp chúng vòi bố mẹ mua đồ mới, khi buồn chán chúng thích tụ tập ở quán cà phê hoặc rủ nhau đi xem phim, khi muốn gửi thư cho một ai ở xa chúng có internet hoặc điện thoại di động, … Chúng có thể làm bất kỳ điều gì chúng muốn nếu chúng sẽ là những người trẻ sống trong thời đại hòa bình. Vậy “Hòa Bình” có gì là không tốt? Chúng tôi đã được may mắn sống sinh ra và lớn lên trong hòa bình, vậy tại sao không để cho con cái chúng tôi có được điều may mắn đó?

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Yêu 1 chàng vệ sĩ, tuyệt vời hơn bạn nghĩ

Sau đây là 6 lý do vô cùng thuyết phục để bạn nên gắn bó cuộc đời mình với một anh chàng làm nghề “vệ sĩ”



1. Được bảo vệ
Từ khi xã hội loài người còn chưa hình thành hoàn chỉnh, bảo vệ gia đình và người thân đã là nhiệm vụ của người đàn ông. Bây giờ không còn là thời đại mà ta có thể “trai gái ngồi tự tình hằng đêm sau những bụi tre làng” được nữa. Công viên, bờ sông, bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào bạn cũng có thể bị bọn xấu quấy rầy, gây hại. Lúc ấy bạn cần một người đủ bản lĩnh để bảo vệ mình trước những hiểm nguy rình rập. Khi sống chung một gia đình, bạn sẽ càng thấy cần một người đàn ông làm nghề vệ sĩ trong nhà, bạn sẽ không còn lo sợ khi thấy một tên trộm leo qua hàng rào, nghe tiếng động dưới bếp, hoặc có vài gã khốn đập cổng đập cửa…

2. Khỏe mạnh:
Với những anh chàng làm vệ sĩ thì một yêu cầu quan trọng là họ phải biết võ và nhờ luyện tập thường xuyên họ sẽ có thể lực tốt hơn những anh chàng làm việc văn phòng, bụng phệ vì bia rượu, tay chân yếu ớt. Bạn có thể thường xuyên lo lắng về những vết bầm, xây xước trên người của người yêu hoặc chồng mình sau mỗi lần họ đi tập võ,  nhưng bạn sẽ bớt khổ hơn so với việc thường xuyên phải chăm sóc một anh chàng yếu ớt, hay bệnh.

Thêm vào đó, làm vệ sĩ, tất nhiên họ sẽ rất coi trọng sức khỏe của mình, vì thế không có lý do gì họ không tránh xa (hay giảm bớt) rượu chè, thuốc lá, hay các thú vui hại sức khỏe khác.

3. Sống phóng khoáng, thoải mái:
Các nhà khoa học tìm ra được bằng chứng của sự tương quan giữa tinh thần và thể chất. Những chàng trai hoạt động thể thao, võ thuật thường xuyên, ngoài sức khỏe, họ còn có một tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, hơn hẳn các chàng trai thường xuyên phải làm những công việc thụ động, ngồi một chỗ. Điều này sẽ khiến tình cảm của bạn trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Và yêu một chàng trai sống phóng khoáng, thoải mái chắc chắn sẽ thú vị hơn một anh chàng suốt ngày tính toán chi ly hay một anh chàng muốn kiểm soát cuộc sống của bạn.

4. Nghiêm túc, lịch sự, có trách nhiệm:
Tính chất công việc gần như hun đúc những người đàn ông làm vệ sĩ trở thành những người đứng đắn, lịch sự và sống có trách nhiệm. Họ trước hết phải lịch sự với khách hàng của mình nếu không muốn bị đuổi việc, nên bạn hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng một người chồng vệ sĩ sẽ không bao giờ cư xử thô lỗ, vô văn hóa hay sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay khi có điều gì không vừa ý với bạn.

Và họ cũng là những người sống có kỷ luật và trách nhiệm, đó là điều vô cùng tuyệt với khi chàng trai ấy trở thành một người chồng, một người cha.

5. Nhanh nhẹn, tháo vát:
Làm vệ sĩ là một công việc nhiều trở ngại, vướng mắc vì vậy qua quá trình làm việc, các chàng trai làm nghề này phải tự học cách giải quyết các khó khăn khác. Từ đó họ sẽ có nhiều kỹ năng sống và sẽ có thói quen chủ động trong mọi công việc, không ỷ lại vào người khác. Và trên thực tế, hầu hết những kẻ ích kỉ, lười biếng, nhu nhược, yếu đuối, không biết sống có kế hoạch, tôn trọng mọi người đều khó có cơ hội trở thành một vệ sĩ chuyên nghiệp.

6. Một người cha tốt:
Trước tiên, bạn có thể yên tâm khi lấy một anh chàng vệ sĩ khỏe mạnh, vì chắc chắn đó là sự đảm bảo cho…nòi giống, con cái bạn.

Thứ hai, anh ấy chắc chắn có một nền tảng gia đình tốt, biết tôn trọng đam mê của con cái vì nếu không họ đã không ủng hộ con cái đi theo nghề vệ sĩ.

Thứ ba, một chàng trai làm nghề vệ sĩ thường phải sống và làm việc trong một môi trường nghiêm túc, chuyên nghiệp, tiếp xúc với nhiều loại người trong xã hội. Họ sẽ vô tình học được cách “trị” những đứa trẻ xấu nết, truyền cảm hứng, dạy dỗ, chỉ bảo cho con cái mình điều hay lẽ phải.

Vì vậy bạn có thể yên tâm rằng con cái mình sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, có ích cho xã hội khi chúng có một người cha làm nghề vệ sĩ.