Công ty bảo vệ chuyên Nghiệp

Chuyên nghiệp tận tâm - uy tín chất lượng . Liên hệ :0989.88.28.99

Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp

“Chất lượng dịch vụ là đường dẫn đến thành công” . Đây là một khẩu hiệu thể hiện sự không ngừng đổi mới trong quá trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của anninh 24HVN.

Dịch vụ thám tử

Dịch vụ thám tử tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH 24HVN an toàn - bảo mật thông tin, cung cấp thông tin chính xác chất lượng.

Dịch vụ bảo vệ trường học

Đảm bảo an tòan cho các em học sinh, thầy cô; Ngăn chặn những hành vi gây rối an ninh trật tự như chửi mắng, đánh nhau..

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Chuyện về ngôi làng vệ sĩ đặc biệt nhất hành tinh

90% nam giới trong ngôi làng này sỡ hữu thân hình cường tráng, điều đặc biệt là tất cả đều là… vệ sĩ.

Ngôi làng Asola, Ấn Độ có khoảng 50.000 cư dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính trong mỗi gia đình. 90% đàn ông trong làng đã tìm được công việc mới, từ người đàn ông quanh năm “chân lấm tay bùn” họ đã trở thành những anh chàng vệ sĩ bảnh bao, cường tráng.


Nơi làm việc của họ chủ yếu là các quán bar trong các thành phố lân cận như New Delhi.

“Những người đàn ông ở làng rất nâng niu cơ thể, không ai hút thuốc, uống rượu bia. Đặc biệt, không người đàn ông nào lại không tập gym”, anh Vijay Pahelwan, một huấn luyện viên phòng gym cho biết


Chế độ luyện tập của 90% người đàn ông ở làng Asola rất khắc nghiệt. Mỗi ngày họ giành 3 giờ đồng hồ để khổ luyện. Họ tập nâng tạ hạng nặng, thậm chí là tập nâng bổng cả những chiếc xe máy, kết thúc là bài yoga Ấn Độ. 


Tuy nhiên, chế độ tập luyện của họ khắt khe là thế, chế độ ăn uống lại còn khắt khe hơn vì họ đều phải ăn chay. Mỗi ngày họ uống ít nhất 4 lít sữa, ăn thật nhiều chuối và các loại hoa quả khác. Bữa trưa gồm 1,5 tới 2 kg sữa chua với bốn chiếc bánh mỳ, trong khi bữa tối có bánh mỳ và 2 kg sữa hạnh nhân. Nếu không ăn chay, họ thường chọn thịt gà luộc, trứng, chuối và 10 lít sữa mỗi ngày.



Được biết, đa số họ làm quen với môn vật từ nhỏ với mơ ước sẽ có một ngày ghi tên trong bảng vàng Olympic. Tuy nhiên, khi chưa đạt được ước mơ xa vời đó, hầu hết họ chọn nghề vệ sĩ. 

Keshav Tewar là một ví dụ điển hình. Anh đang theo tập môn vật và dành hầu hết thời gian trong ngày ở phòng gym. 

Tewar tập gym từ năm 15 tuổi. Ước mơ của anh là trở thành vệ sĩ, với thân hình lực lưỡng hiện anh đang là một vệ sĩ có tiếng, anh làm việc cho dịch vụ bảo vệ yếu nhân của một công ty tại New Delhi. Thậm chí, anh còn hướng cho con trai mình lớn lên cũng làm vệ sĩ.


Vệ sĩ ở Asola thường được trả 1.500 rupee (khoảng hơn 500K)/ngày. Họ được thuê theo hợp đồng dài hạn, cho đến khi vẫn còn sức khỏe tốt hay không mắc tiền án, tiền sự.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Bị bạo hành, vợ vùng lên giết chồng

Hiện nay tình trạng bạo hành gia đình ngày càng gia tăng. Thiết nghĩ nếu có các tổ chức bảo vệ phụ nữ, những hội nhóm tư vấn đời sống gia đình hoạt động tích cực thì không phải xảy ra tình trạng vợ giết chồng vì thiếu hiểu biết, vợ bị bạo hành quá mức đến phải ra tay giết chồng như trường hợp của An Thị Thuê dưới đây


Bị can An Thị Thêu.

1.  Hôn nhân không tình yêu, chồng nát rượu đánh đập vợ


Khoảng 1h ngày 20/9,phát hiện người hàng xóm nhà mình đã chết, với những kỹ năng đã từng được đào tạo trong một công ty bảo vệ chuyên nghiệp anh hàng xóm đã gọi điện báo ngay tới cơ quan công an đến để giải quyết.. An Thị Thêu (29 tuổi, ở thôn Cát Dương, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) trước mặt tổ công tác đã khai nhận chồng chị ta là anh Phan Văn Khang, 32 tuổi, bị tai nạn tuy nhiên sự việc lại không hề như vậy. Phải lần lại từ đầu câu chuyện mới hiểu được vì sao người chồng lại chết.

Cuộc hôn nhân của Thêu và chồng gần như không có tình yêu, chị ta và anh Khang đến với nhau qua mối lái, chỉ sau một tháng thì lễ cưới diễn ra. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên nhưng là nguyên nhân quan trọng khiến người chồng chết thảm.

Trước đây, Thêu làm ở công ty may, nhưng từ năm ngoái, sau khi bố chồng mất chị ta bỏ làm, ở nhà chăm sóc hai con. Hai vợ chồng thuê phòng trọ ở Cao Xá, thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để bán nước mía. Anh Khang vừa phụ vợ bán nước vừa rửa xe máy kiếm thêm thu nhập. Kinh tế của vợ chồng Thêu tạm ổn so với mặt bằng chung dân cư nơi đây.

Theo lời Thêu, từ ngày lấy nhau, anh Khang chăm chỉ làm ăn, làm đủ mọi nghề, có lúc đi xe khách ở bến Mỹ Đình, có lúc buôn hoa, bản tính hiền lành được mọi người yêu mến. Nhưng không hiểu sao, 3 năm trở lại đây, anh bỗng nhiên trở tính, suốt ngày uống rượu. Nếu như trước đây, phải có công việc cưới xin giỗ chạp hay ma chay thì anh Khang mới uống rượu, nhưng giờ rượu như là cơm ăn nước uống hằng ngày.

Mỗi lần say rượu, anh Khang lại về nhà lè nhè mắng chửi, xúc phạm vợ. Thêu nói rằng, nếu cho chồng chị ta uống thoải mái thì có thể phải hết cả lít rượu. Và nhiều trận "so găng" giữa hai vợ chồng đã diễn ra trong cơn say xỉn của anh Khang mà phần thắng bao giờ cũng nghiêng về phái mạnh.

Đêm 19/9, sau một ngày lu bù với rượu, anh Khang trở về quán bán nước mía, bắt cậu con trai đang say giấc phải đi về nhà. Thêu can chồng song không được. Anh Khang lè nhè chửi vợ và túm đứa con bắt dậy nhưng cậu bé không đồng ý. Anh Khang tức giận đá vợ rồi túm tóc đánh.

Việc thường xuyên uống nhiều rượu và bạo hành vợ con đã khiến người vợ uất ức và căm giận. Đồng thời với sự chán nản vì tình yêu không có, người vợ càng ngày càng trở nên không thể chịu đựng được. 

2.  Các tổ chức bảo vệ phụ nữ ở đâu khi họ kêu cứu?


Bị đánh đập nhiều năm, người vợ bị chà đạp lên danh dự và nhân phẩm, họ không còn được sống như một con người với tình yêu thương của người chồng. Thế nhưng không chỉ người chồng coi rẻ họ mà các tổ chức bảo vệ phụ nữ của thôn, xã phường dường như cũng làm ngơ trước nỗi đau của họ. Họ như con thú hoang đến đường cùng lồng lên để níu giữ chút bản năng sinh tồn còn sót lại trong mình. Theo lời Thêu, bao tích tụ vì thói say xỉn của chồng bùng lên, cô ta đẩy anh chồng lẻo khoẻo ngã xuống đất rồi ngồi đè lên, bóp cổ. Cánh tay chắc nịch của người đàn bà lực điền siết chặt với tất cả nỗi uất hận. Chưa hết, Thêu còn lấy chiếc dây sạc điện thoại siết cổ chồng thêm. 

Thêu chia sẻ: "Em những 69 cân, còn chồng em 48 cân, nhưng em không dám đánh lại vì sợ mang tiếng, bọn em ở sát nhà mẹ chồng mà. Có lần anh ta đi uống về giữa đêm, đánh em đến nỗi con em phải lên gọi bà nội xuống can thiệp. Một hai lần em phải ngủ nhờ nhà bà bác là bị anh ta cầm dao đuổi".

Những người phụ nữ bị bạo hành này chỉ có thể bám víu vào niềm hi vọng mong manh khi thì người này, khi thì người khác nhưng lại dễ bị mất đi niềm tin khi những người đó không phải là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời của họ. Người chồng thì như mất hết nhân tính, các tổ chức đoàn thể có chức năng đảm bảo bình yên cho đời sống của họ thì không thấy đâu, cuối cùng để họ phải tự hành động, dẫn đến kết cục đáng buồn mà chịu thiệt thòi vẫn là những người phụ nữ chân yếu tay mềm và những đứa con thơ dại của họ. Thêu bảo chỉ muốn dạy chồng "một bài học cho tỉnh, không ngờ quá tay". Cô mong mẹ chồng hãy chăm sóc hai con vì khi nhỏ đều bị sài giật, bác sĩ khám bảo bị động kinh. "Năm nào em cũng phải đưa các cháu đi viện. Nếu không xảy ra việc này thì sắp tới em cũng phải đưa cháu lớn đi khám tổng quát lại lần nữa theo lời bác sĩ dặn", người đàn bà gây tội bật khóc.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Những nguyên tắc bé cần biết khi ở nhà một mình

Trên thực tế, chưa có một con số chính xác nào xác định độ tuổi bố mẹ có thể an tâm để bé ở nhà một mình. Điều này dựa trên nhiều yếu tố: sự trưởng thành của trẻ, điều kiện thực tế của cha mẹ. Tuy nhiên, nhìn chung không nên để trẻ dưới 8 tuổi ở nhà một mình vào bất kỳ khoảng thời gian nào.

Với những bé trên 8 tuổi, đã nhận thức được những nguy hiểm nhưng để có thể tự bảo vệ mình trước những rủi ro, đặc biệt nạn trộm cắp, bắt cóc, nguy cơ hỏa hoạn… ở những thành phố lớn, các em cần được trang bị những kỹ năng nhất định, bởi xã hội thì nhiều tệ nạn mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện để thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ con mình Vì thế trước khi để con mình ở nhà một mình, các bậc cha mẹ cần đảm bảo đứa trẻ đã được hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản sau:


1.  Không mở cửa cho bất kỳ người lạ nào muốn vào nhà 


Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị bắt cóc và cũng bảo vệ tài sản trong nhà khỏi nguy cơ trộm cướp. Trong bất kỳ tình huống nào cũng không được mở cửa cho người lạ. Hãy thường xuyên kể cho con nghe câu chuyện “Chó sói và bảy chú dê non”, đồng thời lên một danh sách những người nào thì con được mở cửa (ông bà, cô dì chú bác… ) dán trước cửa nhà.  Nhận thức được những tình huống với người lạ là điều rất quan trọng liên quan đến sự an toàn của trẻ. 

2.  Biết cách tự tìm thức ăn


Dĩ nhiên cha mẹ sẽ chuẩn bị sẵn đồ ăn để trong tủ lạnh, hoặc những đồ ăn khô như mì gói… Tuy nhiên thực tế không hiếm những đứa trẻ thành phố không biết tự tìm thức ăn khi đói dù cha mẹ đã dặn dò kỹ càng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng đến giờ ăn mà cha mẹ không có ở nhà thì bé biết lấy đồ ăn trong tủ lạnh, hoặc biết pha đồ ăn sẵn…

3.   Phải làm gì khi xảy ra hỏa hoạn


Đây là kỹ năng cần thiết giúp trẻ có thể tự cứu mạng sống của mình khi có hỏa hoạn xảy ra. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bình cứu hỏa trong nhà. Đồng thời hướng dẫn bé cách phát hiện hỏa hoạn, cách thoát ra ngoài an toàn khi chẳng may bình ga nổ, hoặc thiết bị nào đó phát hỏa.

4.  Biết cầu cứu hàng xóm


Thói quen sống của người hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố lớn là nhà nào biết nhà đó, không quan tâm nhiều tới chuyện hàng xóm. Vì vậy đôi khi nhà bạn xảy ra sự cố và con bạn chỉ có một mình ở nhà nhưng vẫn không có ai giúp đỡ. Vì vậy hãy cho con làm quen với hàng xóm và những người ở các khu phố lân cận để cầu cứu sự giúp đỡ trong các trường hợp khẩn cấp.

5.  Kỹ năng cơ bản về việc xác định hướng


Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời, nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Chẳng may trong nhà có sự cố bé sẽ biết đường chạy đến nhà ông bà nội ngoại hoặc quen biết để được an toàn. 

6.  Nhớ địa chỉ và số điện thoại của nhà mình


Đây có lẽ là điều bạn hay bỏ qua nhất. Bạn dạy bé cách gọi điện thoại cầu cứu nhưng quên mất việc bé không nhớ địa chỉ nhà mình thì người muốn giúp đỡ cũng không thể giúp. Vì thế hãy đảm bảo bé đã ghi nhớ và học thuộc lòng, đồng thời thường xuyên đọc và viết số điện thoại và địa chỉ nhà để bé không bị quên.  Đồng thời hãy ghi những thông tin đó lên nơi nào dễ nhìn trong nhà để bé thông báo cho lực lượng cứu hộ (chẳng hạn khi bé bị tai nạn, khi nhà cháy nổ…).

7.  Biết dùng những thiết bị điện 


Tốt nhất bạn nên dặn con hạn chế dùng những thiết bị điện. Nhưng bạn cũng nên hướng dẫn con dùng những thiết bị thông dụng như Tivi, điều hòa, quạt… Bạn cũng nên để đèn pin, nến, các thiết bị chạy bằng pin ở vị trí dễ lấy trong trường hợp mất điện và hãy chỉ cho bé chỗ để những vật này.

8.  Kỹ năng sơ cứu cơ bản


Nói với trẻ về việc sơ cứu cơ bản cho mình, tập trung vào những việc cần làm trong trường hợp bị những vết cắt nhỏ hay xây xát và làm thế nào để biết sự khác biệt giữa các chấn thương nhẹ hoặc và những vết thương nguy hiểm. Kiến thức cơ bản của việc sơ cứu ban đầu sẽ giúp con bạn chăm sóc tốt hơn bản thân và những người khác khi bị chấn thương .

9.  Trẻ cần biết gọi tới số điện thoại nào trong trường hợp khẩn cấp



Trước tiên hãy đảm bảo rằng con luôn biết cách liên lạc với bạn khi bạn đi vắng, bé biết số điện thoại cầm tay cũng như số điện thoại văn phòng của bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra hộp thư tin nhắn và nhanh chóng bắt máy khi thấy cuộc gọi hay tin nhắn của con.

Đồng thời bạn cũng nên cho trẻ biết một vài số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam là: 

Số 113 : Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh
Số 114 : Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn
Số 115 : Cấp cứu y tế

Bạn nên dạy trẻ cách gọi cho số điện thoại của công an 113 trong trường hợp khẩn cấp qua điện thoại nhà hoặc điện thoại di động của bố mẹ. Đó là việc trẻ dễ dàng học được vì chắc chắn chúng biết cách chơi game trên điện thoại di động của bạn. Đối với máy điện thoại cố định - để bàn hoặc dùng điện thoại thẻ, điện thoại di động... trong phạm vi tỉnh, thành phố khi muốn gọi Trung tâm Cảnh sát 113 thì gọi số 113. Trường hợp ngoài phạm vi tỉnh, thành phố hoặc điện thoại di động đang ở vùng giáp ranh, muốn gọi cảnh sát 113 của địa phương nào thì phải bấm thêm số mã vùng của địa phương cần gọi.

Trên đây là những điều cần thiết bạn nên hướng dẫn trước khi để con mình ở nhà một mình. Và đừng quên thường xuyên gọi và kiểm tra tình hình của con mình nhé.

Thêm một tư vấn cho bạn là hãy cho con bạn tự lập ngay khi còn bé, hãy cho bé tiếp xúc với môi trường sống để bé làm quen với môi trường xung quanh sớm, sẽ khiến bé có tư duy nhanh nhạy hơn và biết cách xử lý tình huống tốt hơn so với những đứa trẻ ít hoặc không tiếp xúc với môi trường sống xung quanh.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Vụ nữ sinh giết cán bộ huyện trong nhà nghỉ: Hậu quả tất yếu của lối sống buông thả

Một vụ án mạng đau lòng xảy ra mấy ngày trước tại huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) mà hung thủ mới chỉ là một học sinh lớp 12 khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Tuy nhiên, khi cuộc sống thường ngày của cô nữ sinh được hé lộ, người ta ngỡ ngàng nhận ra những lỗ hổng lớn trong việc giáo dục của cả gia đình và nhà trường đã dẫn đến hậu quả tất yếu của lối sống buông thả là hành động giết người đáng tiếc như vậy.


Cụ thể, ngày 5/10, tại nhà nghỉ trong khu đô thị Phúc Sơn, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng. Nạn nhân là Lê Hải Đăng (26 tuổi), trú tại xã Tuân Chính, cán bộ hợp đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Tường. Trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã xác định Phùng Thị Thanh (sinh năm 1996, học sinh lớp 12A1, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Tường) là hung thủ gây án. Tại cơ quan điều tra, Thanh khai nhận, sau nhiều lần quan hệ tình dục Đăng hứa cho quà, tiền nhưng chưa thực hiện, Thanh uất ức rút dao nhọn trong túi xách đâm 2 nhát vào ngực làm Đăng bị trọng thương, chảy nhiều máu và nằm lịm dần đi cho đến khi nhân viên nhà nghỉ phát hiện chết trong phòng.

Một câu hỏi đặt ra, tại sao lại xảy ra rất nhiều vụ án chết người trong nhà nghỉ, phải chăng, cần phải hoạt động kiểm tra nghiêm ngặt đối với các nhà nghỉ. Cần phải có một lực lượng bảo vệ nhà nghỉ, bảo vệ khách sạn  hay không?

1. Bố mẹ li dị, thiếu sự quan tâm từ gia đình


Trước việc con gái mình là hung thủ giết người, mẹ của Thanh, (tên là Nguyễn Thị Thiện, sinh năm 1977)  đau xót kể, gần một năm nay, vợ chồng chị đã sống ly thân, Thanh cùng với người con trai út ở với bố còn chị Thiện nuôi người con gái thứ hai. Để duy trì cuộc sống mới, chị đã mua một kiốt ở gần chợ để sống và mưu sinh. Nhà ở gần chợ nên chị đã mở quán bán xôi, bánh mì, xúc xích… để kiếm kế sinh nhai. Thi thoảng, hai mẹ con mới gặp nhau trong những lúc Thanh đèo em đi học ngang qua. "Tôi thương con, thường gọi con vào cho ăn miếng xôi hay cái bánh. Chỉ có lúc đó là hai mẹ con mới được gặp nhau. Chứ không mấy khi Thanh đến chơi vì nếu bà nội biết ra ngoài quán giúp mẹ sẽ cắt đứt quan hệ", chị Thiện nói.


Chị Thiện, mẹ của Phùng Thị Thanh.

Về phía bà nội của Phùng Thị Thanh, sống cùng một gia đình với nhau nhưng bà gần như không biết gì những việc Thanh làm, vẫn cho rằng Thanh là đứa cháu ngoan ngoãn, hiền lành, không có dấu hiệu của việc ăn chơi, sa đọa. “Người thanh niên (Lê Hải Đăng) bị sát hại trong nhà nghỉ, tôi chưa từng nghe kể và thấy Thanh dẫn về nhà bao giờ. Chuyện quan hệ của cháu ở ngoài xã hội thì thực sự gia đình không hề biết, vì cháu hàng ngày cháu vẫn đi học đều. Đến giờ tôi cũng không hiểu sao nó lại hành động như vậy”.

Có thể thấy, dường như Thanh không nhận được sự quan tâm đúng mức từ gia đình. Cô bé đi đâu, làm gì, chơi với ai, ở trường học tập như thế nào những người thân của cô bé không hề hay biết.  Chính mẹ của Thanh đã buồn bã nhận lỗi do vợ chồng ly hôn nên dẫn đến cú sốc tâm lý cho Thanh. Thêm nữa, mẹ mải bán hàng để lo cho đứa con gái thứ hai, bà và bố cũng không quan tâm đến việc học hành, mối quan hệ tiêu cực bên ngoài của Thanh. Chính những điều đó đã đưa đẩy Thanh đến lối sống sai lầm.

2. Một học sinh cá biệt



Thanh là học sinh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Vĩnh Tường.

Ở trường học, dường như Phùng Thị Thanh cũng là một học sinh cá biệt. Cô học sinh này trước đây học trường công lập nhưng vì sức học yếu, bị đúp nên bị chuyển sang Trung tâm giáo dục thường xuyên & dạy nghề (thường gọi là trường Bổ túc) huyện Vĩnh Tường. Thế nhưng khi chuyển sang trường học mới, Thanh càng có biểu hiện của lối sống buông thả.

Ông Đỗ Trọng Thành, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên & Dạy nghề huyện Vĩnh Tường  cho biết: “Phùng Thị Thanh có sức học trung bình, ít nói, tuy nhiên lại bộc lộ là học sinh cá biệt vì thường xuyên vi phạm quy chế, nội quy của nhà trường. Thanh thường xuyên tự ý nghỉ học không xin phép, mặc áo không cổ, mặc quần bó xước, nhuộm tóc đến trường…”.

Cô giáo chủ nhiệm của Thanh nhận xét rằng Thanh là học sinh có học lực trung bình. Gần một năm trước, do bố mẹ ly hôn nên nữ sinh này thỉnh thoảng bỏ học. Thanh cũng là nữ sinh có phần nổi trội trong lớp vì có phần già dặn hơn so với các bạn đồng trang lứa, thường ăn mặc sành điệu và thường xuyên sử dụng son phấn để làm đẹp khi đến lớp. Còn một số bạn học cho biết, trong lớp có thể coi Thanh là "đàn chị" bởi cô hơn tuổi người khác và có nhiều mối quan hệ bên ngoài.

3. Quan hệ với 3 người trong cùng một ngày


Không ai ngờ được rằng cô nữ sinh chưa đầy 18 tuổi lại có thể có hành động vào nhà nghỉ rồi sát hại “bạn tình” một cách dã man, mà lý do giết người là vì “bạn tình” hứa tặng quà nhưng hết lần này đến lần khác không tặng. Chưa hết, sau khi giết người, Thanh còn có thể bình tĩnh tháo sim điện thoại của nạn nhân, lấy đi 4 triệu đồng rồi vứt ví và giấy tờ vào trong bồn cầu tại nhà nghỉ để phi tang, dùng khăn xóa một số dấu vết tại hiện trường, chùi tay nắm cửa...


Phùng Thị Thanh thực nghiệm tại hiện trường vụ án.

Và chi tiết làm mọi người choáng váng là trong cùng một ngày, Thanh đã quan hệ với 3 người đàn ông, thậm chí cả sau khi vừa giết người. Thanh khai sáng 5/10, cô ta quan hệ tình dục với một thanh niên quen biết và được cho 100.000 đồng. Trưa cùng ngày, nhận được điện thoại của anh Đăng, Thanh đạp xe đến nhà nghỉ theo hẹn. Hôm đó trước khi ân ái, anh Đăng đã nạp tiền vào điện thoại của Thanh. Trong lúc trò chuyện trong nhà nghỉ, Thanh nhắc đến chuyện anh Đăng hứa cho tiền và điện thoại rồi hai người to tiếng. Cô rút con dao gọt hoa quả cất trong túi tấn công bạn tình và bị nạn nhân tát. Trong lúc giằng co, Thanh đâm nhiều nhát, trong đó có vết trúng tim khiến anh Đăng tử vong. Chiều cùng ngày, sau khi về nhà tắm, Thanh hẹn hò với bạn trai trong một nhà nghỉ khác. Đến tối, nữ sinh này tiếp tục đi chơi.

Bỏ học thường xuyên, ăn mặc nhố nhăng, quan hệ tình dục bừa bãi… Thanh có đầy đủ những biểu hiện của lối sống buông thả trước khi gây ra vụ giết người đáng tiếc. Hậu quả này, một phần do chính bản thân cô bé ham chơi, lười học, thích được tiêu tiền, nhưng một phần cũng do gia đình, nhà trường đã không quan tâm, giáo dục đúng mức. Thanh có thể phải đối diện với mức án tù chung thân và đây có lẽ là cái kết tất yếu của một lối sống sa đọa của không ít bạn trẻ ngày nay. Ngồi lặng lẽ ngồi hút thuốc lào ngoài sảnh cửa, anh Khánh (39 tuổi, bố đẻ của Thanh) đau lòng chứng kiến cảnh con gái vướng vòng tội lỗi. Ánh mắt đỏ hoe, anh Khánh thở dài day dứt: "Cũng tại nó chơi bời lêu lổng mới ra cơ sự này".

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Chồng tôi là bảo vệ ca đêm

Nhiều khi nhìn những gia đình tay trong tay cùng nhau đi dạo, cùng ngắm thành phố vào ban đêm mà lòng tôi quặn thắt. Một việc nhỏ bé như vậy mà gia đình mình khó có thể làm được…. Quả thực vì cái kiếp mưu sinh này mà chúng ta phải đánh đổi quá nhiều. Đánh đổi những giờ phút yêu thương, giây phút lãng mạn, sẵn sàng quay ngược đồng hồ sinh học, đối diện với hiểm nguy cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Nghề bảo vệ bảo vệ bệnh viện  của anh là cái nghề phải đánh đổi nhiều như thế.

Không biết từ bao giờ mà cứ đến 6h sáng em lại bật dậy như một chiếc đồng hồ báo thức đã đến lúc rung chuông rồi chạy ra ngoài cổng để đón anh đi làm về. Nhiều lúc nghĩ thương mình 1 mà thương anh 10, người ta đi làm về lúc 6h chiều còn chồng mình đi làm về lúc 6h sáng. Người ta được nghỉ ngơi vào ban đêm còn chồng mình ban đêm đi canh giấc ngủ cho người ta. Vợ con ở nhà một mình trong màn đêm hiu hắt, không có người đàn ông ở khiến lòng thấy bất an, lo lắng, vậy mà vì nhiệm vụ, anh đang phải đi bảo vệ sự an toàn cho những người chẳng biết mình là ai. 




Nhiều khi nghe anh kể chuyện mà em thương anh nhiều lắm. Qua những lời anh kể em hiểu rằng nghề của anh là một nghề nguy hiểm và anh đang phải đối mặt với hiểm nguy từng ngày. Em hiểu rằng bảo vệ vốn là một người đầu tiên đương đầu với tội phạm nếu như có những tình huống xấu xảy ra. Nhưng những người bảo vệ làm ban ngày sẽ giảm được nhiều rủi ro vì khi sự cố sẽ có nhiều người tương trợ. Còn anh thì khác, anh làm ban đêm và vốn dĩ ban đêm là môi trường hoạt động lí tưởng của bọn trộm cắp vì vào thời điểm đó ít người qua lại, anh phải 1 mình đối diện với chúng bất cứ lúc nào.

Thương anh thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm, em còn thương anh với trăm ngàn nỗi lo khác. Mỗi khi mùa đông đến, cái rét xé da xé thịt nó như xé nát trái tim em. Căn bệnh viêm xoang của anh lại tái phát, anh lại sụt sùi và khó thở. Mỗi lần như thế em chỉ muốn anh đừng làm công việc ấy nữa hoặc xin làm ca ngày thôi. Nhưng em nói thế nào anh cũng không chịu, em đã từng trách anh, từng nghi ngờ anh nhưng giờ đây em lại hối hận vô cùng. Cũng chỉ lo cho cơm áo của gia đình anh chấp nhận màn đêm lạnh lẽo, bất chấp căn bệnh của mình, anh nhất nhất không xin chuyển ca ngày vì làm ca đêm lương cao hơn rất nhiều, chỉ có làm ca đêm vợ chồng mình mới có thể có đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình. 

Em nhớ những ngày đầu khi anh mới làm bảo vệ ca đêm. Mắt anh lúc nào cũng thâm quầng vì thiếu ngủ. Ban ngày, trước khi đi làm anh uống thật nhiều, thật nhiều trà, mà toàn là những chén trà đặc, đắng chát. Anh bảo em mua cho anh café để đêm anh uống cho đỡ buồn ngủ. Anh lo lắng sẽ ngủ gật trong giờ, sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ bị sếp bất gặp rồi cuối tháng sẽ bị trừ lương,…. Anh chắt chiu từng đồng một. Về đêm anh đói lắm nhưng cũng chẳng dám mua gì để ăn vì sợ tốn tiền. Ngày ấy em lại đang có bầu, anh cũng chẳng bảo em nấu cơm cho anh mang đi vì sợ em vất vả, anh cứ đạp xe đi chợ rồi về nấu cơm, chăm sóc em. Những món nào ngon anh phần cả cho em, anh lặng lẽ cho vào hộp cơm những phần không ngon để đêm đến anh ăn cho đỡ đói.

Nghề bảo vệ đêm đã rèn cho anh đức tính kiên trì và bền bỉ và nó cũng rèn cho em tính mạnh mẽ và can đảm, những thứ đó là nền tảng  để anh và em giữ trọn ngọn lửa hạnh phúc gia đình! Em tin ngày tháng gian nan, vất vả của vợ chồng mình sẽ vẫn còn nhưng dù số mệnh có bắt em và anh trải qua bao nhiêu cơ cực đi nữa thì vợ chồng mình vẫn sẽ vượt qua!

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Tội ác tận cùng của phiến quân IS

Nhà nước Hồi giáo tự phong (viết tắt là IS) đã chiếm một phần quan trọng lãnh thổ Iraq và một phần ba đất nước Syria đang reo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp thế giới. Hình ảnh những kẻ khát máu tự xưng là chiến binh thánh chiến cắt đầu hai phóng viên người Mỹ rồi đưa lên lên mạng khiến thế giới phải rùng mình về sự man rợ của chúng. Phụ nữ bị IS bắt giữ, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần, bạo hành, biến thành nô lệ tình dục và một món hàng để rao bán. IS không tha cho cả những đứa trẻ khi nhồi nhét vào đầu chúng những học thuyết tử vì đạo và dạy chúng cách giết người. Tội ác man rợ của IS khiến những người sống trong thế giới văn mình không thể nào tưởng tượng nổi.  



Tra tấn, đày đọa, hãm hiếp… phụ nữ như một thành tích


Phiến quân IS tiến hành chiến tranh chiếm lãnh thổ và trong các cuộc chiến ấy chúng bắt phụ nữ ở các khu vực mình càn quét, giam cầm và biến họ thành nô lệ tình dục, thường xuyên bị đánh đập và hãm hiếp. Binh lính IS còn không tha cho những phụ nữ có con nhỏ hay các bé gái, có em còn chưa đến 13 tuổi. 

Một thiếu nữ từ vùng tôn giáo thiểu số Yazidi, Iraq đã mô tả sự khủng khiếp khi bị IS giam giữ để làm nô lệ tình dục. Cô gái 17 tuổi cho biết, cô là một trong nhóm 40 phụ nữ Yazidi vẫn đang bị chiến binh IS cầm tù và lạm dụng tình dục hàng ngày.

Cô bị bắt vào ngày 3/8, khi IS tấn công thị trấn Sinjar ở miền bắc Iraq và bị giam giữ trong một tòa nhà với các cửa sổ bịt kín, bị các tay súng canh gác, và phải thỏa mãn nhu cầu tình dục cho các chiến binh.

Không dừng lại ở đó, binh lính IS còn ép buộc những người phụ nữ này gọi điện cho người thân và mô tả một cách chi tiết chúng đã đối xử với họ như thế nào. Những phần tử cực đoan người Anh ở Syria và Iraq cũng khoe khoang trên Twitter và các mạng xã hội khác rằng chúng bắt cóc phụ nữ Yazidi và sử dụng họ như những nô lệ như một thành tích đang tự hào. Chúng tự mãn vì nghĩ mình bất khả chiến bại, chúng tự coi mình là siêu nhân. 

Thanh trừng sắc tộc



Người tị nạn Yazidi căng lều tạm ở tỉnh Hasaka, phía đông bắc Syria.

Gần 8.500 dân thường bị sát hại, khoảng 15.700 người khác bị thương tại Iraq suốt một năm qua dưới bàn tay độc ác của bình lính IS. Hơn 11.000 vụ xảy ra chỉ trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6 đến 31/8.2014. Tính đến tháng 8, hơn 1,8 triệu người Iraq bị mất nhà cửa. Đây là những con số phơi bày tội ác khủng khiếp của IS. 

Hành động của IS mang nhiều đặc điểm của các chiến dịch thanh trừng sắc tộc. Trong cuộc tấn công khốc liệt vào miền bắc Iraq hồi tháng 8, phiến quân IS đã chôn sống, hành quyết hàng loạt phụ nữ và trẻ em ở những khu vực theo Kito giáo, người Turk và Yazidi bởi chúng cho rằng những người cộng đồng dân tộc thiểu số này "thờ cúng ma quỷ" và họ chỉ có hai lựa chọn: cải đạo sang đạo Hồi hoặc là chết.

Ali – chủ cửa hàng bán hoa quả người Yazidi kinh hoàng kể lại: “Các tay súng đẩy mọi người xuống hố trong khi họ vẫn còn sống. Phụ nữ, trẻ nhỏ gào khóc kêu cứu. Chúng tôi phải chạy đi để thoát thân mà chẳng thể làm gì cho họ được”. Những tay súng IS được trang bị súng máy đã bất ngờ bao vây làng của người dân tộc thiểu số trong đêm tối. Chúng đào những chiếc hố và không lâu sau chỗ đó biến thành mộ tập thể.

Buôn bán phụ nữ và trẻ em như thời trung cổ


Không chỉ bị tra tấn, hãm hiếp, những người phụ nữ và trẻ em bị IS bắt giữ trở thành món hàng, trao cho các tay súng cực đoan như phần thưởng hoặc bị định giá và mua đi bán lại như những nô lệ thời trung cổ.


Phụ nữ và trẻ em trở thành những món hàng sống.

Sau các cuộc tập kích, binh lính IS bắt và áp giải tất cả phụ nữ và em bé đến giam giữ tại các nhà tù. Sau đó chúng lựa chọn hàng trăm phụ nữ chưa kết hôn, hầu hết là những người theo đạo Kito hoặc Yazidi để gửi đến Syria trao cho binh sĩ IS như phần thưởng hoặc để bán như những nô lệ tình dục.

Một thị trường dành riêng cho việc buôn bán phụ nữ đã được thiết lập tại al-Quds, thành phố lân cận Mosul. Phụ nữ và các bé gái được gắn thẻ giá để người mua có thể chọn lựa và thương lượng. Người mua chủ yếu là những người trẻ tuổi từ các cộng đồng địa phương. Rõ ràng IS đang “bán” phụ nữ Yezidi cho các thanh niên này như một cách để dụ dỗ họ tham gia hàng ngũ của mình.

Dạy trẻ con cách giết người và ném bom tự sát


Nguy hiểm hơn, IS còn tiến hành nhồi vào đầu óc non nớt của những đứa trẻ khu vực Trung Đông cách chặt đầu và ôm bom tự sát.  Chúng tập trung, lôi kéo, hù doạn trẻ em tham gia các lớp bồi dưỡng của chúng. Nội dung của chương trình là kinh Quran, những bài thuyết giảng về việc Thế giới Hồi giáo đang bị Phương Tây làm vẩn đục và sứ mệnh của người Hồi giáo là phải chiến đấu dưới ánh sáng của Allah để xây dựng Nhà nước Hồi giáo ở khắp Ả Rập. 


Những đứa trẻ bị đưa đến xem hành hình.

Phần thực hành là các bài tập hướng dẫn cách cầm súng, lên đạn, ném lựu đạn... thậm chí bắn luôn đạn thật. Phần kinh hãi nhất là đi “dã ngoại” - xem các vụ hành hình mà IS thực hiện tại vùng đất mà chúng chiếm được. Nhiều học sinh đã nôn thốc nôn tháo khi lần đầu thấy cảnh người bị chặt đầu. 

Chưa hết chúng còn bắt học sinh phải tham gia các vụ hành quyết bằng việc cùng thực hiện trò dùng đá ném đến chết những phụ nữ bị kết án ngoại tình, thông dâm... Ai ném không trúng hoặc quá nhẹ còn bị bắt ném lại. Buổi tối học sinh được giao “bài tập về nhà”: Các tay súng là “giáo viên” phát cho học sinh một con dao và một con búp bê, nhiệm vụ của học sinh là về nhà tập dùng dao cứa vào cổ búp bê. 

Một chiến lược man rợ khác là chúng dạy các em đánh bom cảm tử. Làm quả bom di động, những đứa trẻ được IS chấm chỉ cần buộc bom quanh người rồi đi đến mục tiêu và “phần việc còn lại” (bấm nút kích hoạt) thì đã có người lo hộ. Bước vào trận chiến thật, những đứa trẻ mới 13, 14 tuổi đầu, thậm chí nhỏ hơn đã được giao súng chiến đấu. Số phận những đứa trẻ này thật đáng thương và sinh mạng của chúng thật rẻ mạt. Do là tân binh nên chúng thường được giao những nhiệm vụ “nhẹ nhàng” làm nghi binh, làm con mồi để đánh lạc hướng đối phương. Rất nhiều đứa trẻ được cầm súng lần đầu và cũng là lần cuối.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Tìm hiểu nghề thám tử trên thế giới

Ở hầu hết các nước trên thế giới, thám tử tư được công nhận là một nghề chính thức từ cách đây nhiều năm và cũng trải qua những giai đoạn thăng trầm nhất định. Mặc dù ở mỗi quốc gia khác nhau mức độ thừa nhận và hành lang pháp lý là không giống nhau nhưng nhìn chung đều coi nghề thám tử là một nghề tất yếu như một công cụ đảm báo tính khách quan của mỗi vụ án. Xã hội càng phát triển, tội phạm càng nhiều, nhu cầu thuê thám tử càng tăng cao. Theo đó các công ty với dịch vụ thám tử cũng "nước lên thuyền lên" mà phát triển. Cùng xem ở các nước khác trên thế giới, nghề thám tử hoạt động và phát triển như thế nào.

Nước Mỹ:



Mỹ là nước có nền dân chủ hàng đầu thế giới, vì thế nghề thám tử cũng ra đời và công nhận từ rất sớm. Để được hoạt động, các thám tử tư buộc phải có giấy phép hành nghề theo quy định. Việc cấp giấy phép hành nghề có những quy định rất chặt chẽ, có 2 tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng là kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. 

Kinh nghiệm nghề nghiệp: Mỗi bang có quy định khác nhau về kinh nghiệm nghề nghiệp, nhưng thông thường để được cấp giấy phép hành nghề, ứng viên buộc phải có quá trình hai hay ba năm thực sự làm công tác điều tra cho một cơ quan điều tra của nhà nước hay một công ty thám tử tư được cấp phép. Kinh nghiệm nghề nghiệp này phải do chính các thám tử tự tích lũy qua quá trình học hỏi.

Đạo đức nghề nghiệp: Các ứng viên phải có lý lịch tốt, đáp ứng các điều kiện như không có tiền án tiền sự, không gặp các tiêu cực về tài chính, tiền bạc… Ngoài ra không có những “vết đen” trong nghề nghiệp như lợi dụng thông tin mật để tống tiền khách hàng, tiết lộ thông tin cho người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khách hàng… 

Ngoài ra ở mỗi bang của nước Mỹ có thêm những quy định khác. Ví dụ như bang Georgia đã thành lập một bộ phận phụ trách hoạt động của thám tử tư gồm bảy thành viên do Thống đốc bang bổ nhiệm. Mỗi năm, bộ phận này họp ít nhất là tám lần để giải quyết các việc như cấp phép hành nghề, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thám tử tư, ra quyết định kỷ luật các thám tử tư vi phạm quy chế...

Bên cạnh đó, tại Mỹ, lĩnh vực bảo hiểm, tư vấn luật…  rất phát triển cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nghề thám tử. Các công ty bảo hiểm cần tới thám tử tư để xác minh những trường hợp khai man, dàn dựng tai nạn để nhận tiền bảo hiểm. Các tập đoàn kinh doanh nhờ thám tử tư phát hiện gián điệp ăn cắp thông tin trong số hàng ngàn nhân viên của mình. Luật sư cũng nhờ thám tử tư thu thập thêm chúng cứ, tìm kiếm nhiều nhân chứng quan trọng để tăng khả năng thành công trong việc bào chữa cho thân chủ. Như luật sư Thomas Mesereau, bào chữa cho "ông vua" nhạc pop Michael Jackson về tội lạm dụng tình dục trẻ em, đã thuê thám tử tư tìm kiếm tận chân tơ kẽ tóc những sự việc về gia đình Arviro (bên đi kiện Michael Jackson lạm dụng tình dục) và các nhân chứng chống lại Michael Jackson.

Nước Pháp:


Nghề thám tử tư ra đời vào năm 1825 khi Cựu cảnh sát trưởng Paris – ông Guy Delavau thành lập Văn phòng thám tử tư. Đến năm 1883 thám tử lừng danh Francois Eugène Vidocq mở "Văn phòng điều tra vì lợi ích gia đình" đánh dấu bước phát triển lớn của nghề thám tử tư.

Ở Pháp, nghề thám tử trước đây thường chỉ chuyên điều tra về các vụ ngoại tình. Ngày nay các thám tử tư ở Pháp còn kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi các con nợ, điều tra cho các luật sư hoặc đấu tranh với nạn tình báo công nghiệp… 



Cũng như ở Mỹ, các thám tử tư ở Pháp có mối quan hệ khăng khít với giới luật sư. Công việc thường ngày của các luật sư thành phố Paris không nhàn rỗi chút nào, đặc biệt là những nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình tác nghiệp. Quá trình theo dõi và điều tra tội phạm được tiến hành theo một kế hoạch vạch sẵn và các bước thực hiện chuyên nghiệp. 

Kể về những trải nghiệm nghề nghiệp, ông Jean - Jacques Parenti, Giám đốc Công ty thám tử SOS – Détecte kể:  Khách hàng của công ty ông chủ yếu là những giám đốc pháp lý, luật sư, hãng tín dụng...  Có trường hợp một hãng nghi ngờ thông tin bị rò rỉ, chúng tôi bắt đầu tiến hành điều tra về các nhân viên đáng ngờ. Cuối cùng, đôi khi chúng tôi lần ra được một nhân viên đã phản bội và bán tin tức cho các hãng cạnh tranh. Sau đó chúng tôi cài một thám tử tư vào trong số nhân viên. Để không gây nghi ngờ, anh ta cũng được tuyển chọn theo cách thông thường. Nhiệm vụ của anh ta là nghe ngóng và mở to mắt nhưng không bao giờ làm quá lố. Và cuối cùng chúng tôi nắm được những chứng cứ không thể chối cãi buộc tội nhân viên phản bội và công ty đối thủ mua những tin tức đó.

Ở nhiều quốc gia khác: 

Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều có những quy định về điều kiện hành nghề của thám tử tư, nhằm đảm bảo các thám tử tư này hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, bảo đảm quyền của công dân (đặc biệt là quyền bí mật đời tư), và nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước có hiệu quả đối với dịch vụ này.

Tại Canada... thám tử thông thường là thành viên cảnh sát. Họ là những nhân viên cảnh sát mặc thường phục chuyên điều tra các vụ án.

Tại Anh, thám tử tư được định nghĩa là người chuyên thực hiện các hoạt động điều tra, theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu. Đây là một ngành nghề với bản chất là cung cấp các dịch vụ điều tra, thu thập các thông tin và được nhận thù lao hay phí tổn. Thông thường tại nước này, thám tử là người điều tra các tội phạm hình sự.

Có thể thấy thám tử là một là nghề đặc thù bởi tính chất và yêu cầu công việc của nó. Nói một cách "mỹ miều"  hoạt động thám tử đứng vào giữa vị trí của cảnh sát điều tra và luật sư. Họ có thể được ví như trinh sát ngoại tuyến nếu nhìn từ góc độ nhập vai, thâm nhập địa bàn; nhưng có thể ví họ như các luật gia nếu nhìn từ góc độ đánh giá chứng cứ. Đối với họ nếu lộ diện tung tích coi như quá trình điều tra sẽ gặp nhiều bế tắc vì đối tượng sẽ tìm cách che đậy hoặc phản kháng lại. 

Vì vậy, thám tử phải là những người có niềm đam mê đặc biệt, họ dám đương đầu với khó khăn, dám đứng ra bảo vệ sự thật, đảm bảo công lý được thực thi. Nhưng đó cũng chính là điều trăn trở nhất đối với bất kỳ ai theo đuổi nghề thám tử. Chỉ khi nào có biến cố, họ mới xuất hiện, ở nơi khó khăn nhất của cuộc sống là nơi đó có mặt họ...