Ở hầu hết các nước trên thế giới, thám tử tư được công nhận là một nghề chính thức từ cách đây nhiều năm và cũng trải qua những giai đoạn thăng trầm nhất định. Mặc dù ở mỗi quốc gia khác nhau mức độ thừa nhận và hành lang pháp lý là không giống nhau nhưng nhìn chung đều coi nghề thám tử là một nghề tất yếu như một công cụ đảm báo tính khách quan của mỗi vụ án. Xã hội càng phát triển, tội phạm càng nhiều, nhu cầu thuê thám tử càng tăng cao. Theo đó các công ty với dịch vụ thám tử cũng "nước lên thuyền lên" mà phát triển. Cùng xem ở các nước khác trên thế giới, nghề thám tử hoạt động và phát triển như thế nào.
Nước Mỹ:
Mỹ là nước có nền dân chủ hàng đầu thế giới, vì thế nghề thám tử cũng ra đời và công nhận từ rất sớm. Để được hoạt động, các thám tử tư buộc phải có giấy phép hành nghề theo quy định. Việc cấp giấy phép hành nghề có những quy định rất chặt chẽ, có 2 tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng là kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Kinh nghiệm nghề nghiệp: Mỗi bang có quy định khác nhau về kinh nghiệm nghề nghiệp, nhưng thông thường để được cấp giấy phép hành nghề, ứng viên buộc phải có quá trình hai hay ba năm thực sự làm công tác điều tra cho một cơ quan điều tra của nhà nước hay một công ty thám tử tư được cấp phép. Kinh nghiệm nghề nghiệp này phải do chính các thám tử tự tích lũy qua quá trình học hỏi.
Đạo đức nghề nghiệp: Các ứng viên phải có lý lịch tốt, đáp ứng các điều kiện như không có tiền án tiền sự, không gặp các tiêu cực về tài chính, tiền bạc… Ngoài ra không có những “vết đen” trong nghề nghiệp như lợi dụng thông tin mật để tống tiền khách hàng, tiết lộ thông tin cho người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khách hàng…
Ngoài ra ở mỗi bang của nước Mỹ có thêm những quy định khác. Ví dụ như bang Georgia đã thành lập một bộ phận phụ trách hoạt động của thám tử tư gồm bảy thành viên do Thống đốc bang bổ nhiệm. Mỗi năm, bộ phận này họp ít nhất là tám lần để giải quyết các việc như cấp phép hành nghề, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thám tử tư, ra quyết định kỷ luật các thám tử tư vi phạm quy chế...
Bên cạnh đó, tại Mỹ, lĩnh vực bảo hiểm, tư vấn luật… rất phát triển cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nghề thám tử. Các công ty bảo hiểm cần tới thám tử tư để xác minh những trường hợp khai man, dàn dựng tai nạn để nhận tiền bảo hiểm. Các tập đoàn kinh doanh nhờ thám tử tư phát hiện gián điệp ăn cắp thông tin trong số hàng ngàn nhân viên của mình. Luật sư cũng nhờ thám tử tư thu thập thêm chúng cứ, tìm kiếm nhiều nhân chứng quan trọng để tăng khả năng thành công trong việc bào chữa cho thân chủ. Như luật sư Thomas Mesereau, bào chữa cho "ông vua" nhạc pop Michael Jackson về tội lạm dụng tình dục trẻ em, đã thuê thám tử tư tìm kiếm tận chân tơ kẽ tóc những sự việc về gia đình Arviro (bên đi kiện Michael Jackson lạm dụng tình dục) và các nhân chứng chống lại Michael Jackson.
Nước Pháp:
Nghề thám tử tư ra đời vào năm 1825 khi Cựu cảnh sát trưởng Paris – ông Guy Delavau thành lập Văn phòng thám tử tư. Đến năm 1883 thám tử lừng danh Francois Eugène Vidocq mở "Văn phòng điều tra vì lợi ích gia đình" đánh dấu bước phát triển lớn của nghề thám tử tư.
Ở Pháp, nghề thám tử trước đây thường chỉ chuyên điều tra về các vụ ngoại tình. Ngày nay các thám tử tư ở Pháp còn kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi các con nợ, điều tra cho các luật sư hoặc đấu tranh với nạn tình báo công nghiệp…
Cũng như ở Mỹ, các thám tử tư ở Pháp có mối quan hệ khăng khít với giới luật sư. Công việc thường ngày của các luật sư thành phố Paris không nhàn rỗi chút nào, đặc biệt là những nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình tác nghiệp. Quá trình theo dõi và điều tra tội phạm được tiến hành theo một kế hoạch vạch sẵn và các bước thực hiện chuyên nghiệp.
Kể về những trải nghiệm nghề nghiệp, ông Jean - Jacques Parenti, Giám đốc Công ty thám tử SOS – Détecte kể: Khách hàng của công ty ông chủ yếu là những giám đốc pháp lý, luật sư, hãng tín dụng... Có trường hợp một hãng nghi ngờ thông tin bị rò rỉ, chúng tôi bắt đầu tiến hành điều tra về các nhân viên đáng ngờ. Cuối cùng, đôi khi chúng tôi lần ra được một nhân viên đã phản bội và bán tin tức cho các hãng cạnh tranh. Sau đó chúng tôi cài một thám tử tư vào trong số nhân viên. Để không gây nghi ngờ, anh ta cũng được tuyển chọn theo cách thông thường. Nhiệm vụ của anh ta là nghe ngóng và mở to mắt nhưng không bao giờ làm quá lố. Và cuối cùng chúng tôi nắm được những chứng cứ không thể chối cãi buộc tội nhân viên phản bội và công ty đối thủ mua những tin tức đó.
Ở nhiều quốc gia khác:
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều có những quy định về điều kiện hành nghề của thám tử tư, nhằm đảm bảo các thám tử tư này hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, bảo đảm quyền của công dân (đặc biệt là quyền bí mật đời tư), và nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước có hiệu quả đối với dịch vụ này.
Tại Canada... thám tử thông thường là thành viên cảnh sát. Họ là những nhân viên cảnh sát mặc thường phục chuyên điều tra các vụ án.
Tại Anh, thám tử tư được định nghĩa là người chuyên thực hiện các hoạt động điều tra, theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu. Đây là một ngành nghề với bản chất là cung cấp các dịch vụ điều tra, thu thập các thông tin và được nhận thù lao hay phí tổn. Thông thường tại nước này, thám tử là người điều tra các tội phạm hình sự.
Có thể thấy thám tử là một là nghề đặc thù bởi tính chất và yêu cầu công việc của nó. Nói một cách "mỹ miều" hoạt động thám tử đứng vào giữa vị trí của cảnh sát điều tra và luật sư. Họ có thể được ví như trinh sát ngoại tuyến nếu nhìn từ góc độ nhập vai, thâm nhập địa bàn; nhưng có thể ví họ như các luật gia nếu nhìn từ góc độ đánh giá chứng cứ. Đối với họ nếu lộ diện tung tích coi như quá trình điều tra sẽ gặp nhiều bế tắc vì đối tượng sẽ tìm cách che đậy hoặc phản kháng lại.
Vì vậy, thám tử phải là những người có niềm đam mê đặc biệt, họ dám đương đầu với khó khăn, dám đứng ra bảo vệ sự thật, đảm bảo công lý được thực thi. Nhưng đó cũng chính là điều trăn trở nhất đối với bất kỳ ai theo đuổi nghề thám tử. Chỉ khi nào có biến cố, họ mới xuất hiện, ở nơi khó khăn nhất của cuộc sống là nơi đó có mặt họ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét