Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Để bé không bị “rơi xuống” từ chung cư

Vấn đề an toàn ở các khu chung cư luôn là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay, khi các tòa nhà chung cư đang mọc lên như nấm và là sự lựa chọn hàng đầu đối với các cặp vợ chồng sống ở các thành phố lớn. Bên cạnh vấn đề trộm cắp cần tăng cường lực lượng từ các công ty dịch vụ bảo vệ chung cư, trong những năm gần đây không ít những trường hợp trẻ nhỏ rơi từ chung cư xuống dẫn đến tử vong khiến xã hội bàng hoàng thì vấn đề an toàn tại các khu chung cư lại được quan tâm hơn bao giờ hết. Trước thực tế ấy, câu hỏi đặt ra là: Cần làm gì để bảo vệ tính mạng trẻ nhỏ khi sống ở những khu chung cư cao tầng?

Với ban công


1.  Lan can xây đúng yêu cầu, tiêu chuẩn


Theo quy định QCXDVN 05:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Nhà ở và công trình công cộng: An toàn sinh mạng và sức khỏe: Chiều cao tối thiểu của lan can nhà ở, cơ quan, trường học, công sở và các công trình công cộng tại lô-gia và sân thượng ở các vị trí cao từ 9 tầng trở lên là 1.400 (mm).


Lan can sơ sài rất nguy hiểm với trẻ nhỏ

Đối với nhà chung cư, chiều cao bắt buộc của lan can ở tất cả các tầng phải là 1.400mm. Trong phạm vi 0,6 m kể từ mép lan can vào trong nhà không được đặt các vật dụng, vật kê cố định nào. Một tiêu chuẩn khác là cứ trong 100m2 phần tường bao của tòa nhà phải có ít nhất 5m2 (tức 5%) diện tích cửa có thể đẩy mở ra được, phòng trong điều kiện thoát hiểm.

Nếu các hộ nào rào bịt kín cố định phần ban công và cửa sổ cần chừa lỗ cửa mở với kích thước nhỏ nhát là 0,6m x 0,8m để có thể đẩy mở thoát hiểm. Các thanh đứng cách nhau không quá 100 mm để trẻ con không chui qua được. Bên cạnh đó, an can nhà cao tầng không nên thiết kế các song ngang để tránh trẻ con có thể leo.

2.  Dựng chuồng cọp, rào sắt


Đây là phương pháp truyền thống để che kín ban công, giúp trẻ có thể chơi đùa mà không lo ngã xuống. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng ở các chung cư, nhà tập thể, căn hộ cũ vì vừa có thể "cơi nới" thêm diện tích, lại giúphộ gia đình tận dụng được chỗ phơi đồ mà không lo quần áo hay các đồ vật khác bị bay mất. Mặc dù vậy, với vẻ nặng nề của chuồng cọp, khiến ngôi nhà mất đi tính “thẩm mĩ” thê thảm. Hơn nữa, nếu rào sắt gia cố không kĩ càng có thể khiến bé bị trầy xước chân tay khi va phải; đặc biệt là nó gây cản trở cực lớn trong trường hợp nhà bị cháy, nổ, bởi vòi cứu hỏa sẽ rất khó để kéo vào được.

3.    Lồng kính


Tuy biện pháp này không làm mất tính thẩm mĩ của căn nhà nhưng không phải căn nhà nào cũng phù hợp. Hơn nữa, sử dụng phương pháp này bạn phải xác định trước rằng căn nhà của bạn trở lên vô cùng bí bách và chi phí lại không rẻ chút nào.

4.  Lưới an toàn


Lưới an toàn là phương pháp khá khả thi đối với những nôi nhà cao tầng, có ban công. So với việc làm khung sắt hay chuồng cọp, thì lưới an toàn mang tính thẩm mĩ hơn và cũng thoáng hơn so với lắp kính.


Lưới an toàn là một lựa chọn hợp lí để bảo vệ ban công

Tuy nhiên, vấn đề chi phí lại là vấn đề được đặt ra cho phương án này. Hiện nay, giá lưới an toàn trên thị trường dao động trong khoảng 300 ngàn một mét vuông, cao hoặc thấp hơn tùy loại, tùy hãng.

Với cầu thang


Bên cạnh việc thiết kế an toàn phần ban công, các hộ gia đình cũng cần chú đên cầu thang của căn hộ. Các gia đình có thể dùng lưới (lưới cáp, lưới dù) hoặc đóng rào gỗ, rào sắt,... để bảo vệ cầu thang. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ biện pháp nào, các gia đình cũng đừng quên mục đích lớn nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Bởi nhiều trường hợp gia đình lắp rào sắt, rào gỗ bảo vệ cầu thang nhưng lại khiến bé bị thương vì độ sắc, nhọn của các thanh chắn.

Với cửa sổ


Các bé thường thích rướn người hay trèo lên cửa sổ để nhìn ra ngoài. Tuy nhiên ở một số chung cư, cửa sổ phòng và cửa sổ hành lang lại không hề có song bảo vệ. Và chỉ cần sơ suất một chút thôi là con bạn có thể trèo lên đó, vô cùng nguy hiểm. Đó là lí do mà các bố, mẹ phải đặc biệt lưu ý nên lắp song cho cửa sổ, hoặc có thể sử dụng lưới bên ngoài giúp bé không bị rơi trong trường hợp con trèo lên và trượt chân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét