Đến bây giờ, nghĩ lại những ngày tháng đã trải qua, chúng tôi không biết phải đền đáp công ơn của bố như thế nào. Chỉ biết rằng, bố đã hy sinh cả cuộc đời mình cho chúng tôi, nhưng khi về già, bố lại chọn cuộc sống một mình vì mãi vẫn không quen được cuộc sống phố thị, mặc dù bố đã 10 năm sống ở thành phố làm công việc bảo vệ đêm - một nghề mệt nhọc và nguy hiểm - để nuôi chúng tôi ăn học thành người.
Ảnh minh họa
Cuộc mưu sinh xa quê hương
Bố mẹ tôi là nông dân, cuộc sống lam lũ vất vả có lẽ đã ấn định vào cuộc đời họ kể từ khi họ mới được sinh ra. Nhưng mặc dù sống trong một gia đình nghèo khó, ở một vùng quê nghèo khó, không được bố mẹ quan tâm nhiều chuyện học hành, nhưng 3 anh em chúng tôi lại học khá. Năm anh cả tôi học lớp 12, bố mẹ không có tiền nên khuyên anh thi ĐH Sư phạm, nhưng anh đã lén đăng ký vào ĐH Y Hà Nội, và cuối cùng anh đã đỗ với số điểm á khoa. Bố mẹ vừa mừng vừa lo, lo nhất là làm thế nào nuôi anh tôi học 6 năm khi nhà chỉ có mấy sào ruộng và bên dưới anh vẫn còn 2 đứa em đang học.
Nhưng rồi cả gia đình vẫn quyết tâm cho anh nhập học. Ngày anh nhập học, bố cũng ở lại luôn đất Hà Nội để đi làm thuê. Bố được một người cùng làng giới thiệu cho công việc làm bảo vệ ban đêm ở một trường học.
Bố và anh khi ấy thuê một phòng trọ chật hẹp gần chục mét vuông, đồ đạc trong nhà chỉ là những quyển sách dày cộp trên giá sách và chiếc xe đạp cà tang bố dùng đi làm. Bữa cơm đạm bạc có đậu phụ và rau muống, hôm nào sang thì có thêm lạng thịt rang mặn. “Ngày biết tin con đỗ á khoa, tôi chỉ thấy lo. Không nhẽ lại không cho con đi học, mà cho đi học thì mỗi tháng ít cũng phải gửi cho con hơn triệu, số tiền ấy tôi biết kiếm đâu ra. Cuộc sống xa quê dù kiếm được đồng tiền nhưng cơ cực lắm, nhiều khi rớt nước mắt vẫn phải cắn răng chịu đựng. Nếu không vì con, chắc chả bao giờ tôi lên đây làm!” – Mỗi lần bố kể lại câu chuyện vì sao lên Hà Nội, ắt hẳn vẫn sẽ làm nhiều người cảm thấy chạnh lòng.
Ở Hà Nội đúng là không thiếu việc làm và đồng tiền làm ra cũng có phần dễ dàng hơn ở thôn quê, nhưng để có được việc làm có thu nhập gọi là tạm đủ sống và nuôi con đi học đại học thì chăm chỉ, thật thà, chịu khó thôi là chưa đủ. Người ở quê tôi lên Hà Nội làm ăn cũng nhiều, đa phần những người phụ nữ đều đi làm phục vụ quán ăn, đàn ông thì bốc vác ngoài chợ, chạy xe ôm… , bố tôi thì xin được vào làm bảo vệ, nhưng là bảo vệ trực đêm, và bố cũng không được đào tạo bài bản như người của các cong ty dich vu bao ve chuyên nghiệp hiện nay.
Bảo vệ vốn được coi là một trong những nghề nguy hiểm hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là bảo vệ đêm. Công việc về đêm đối với bảo vệ sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vào thời điểm ban ngày, bởi vì thường là vào ban đêm là thời điểm hoạt động nhiều của bọn trộm cắp, nhưng bù lại thu nhập của những người làm ban đêm bao giờ cũng cao hơn. Vì thế bố tôi không ngần ngại mà đồng ý ngay lập tức.
Bố kể: “Làm việc ban đêm, mọi người thường thay phiên nhau gác, người gác phải thật tỉnh táo, ngủ gật 5-10 phút cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Đó là chưa kể vào mùa đông lạnh giá, công việc càng khó khăn hơn”.
Nhưng với chúng tôi, việc bố làm bảo vệ đêm không chỉ lo đến kẻ gian mà chúng tôi còn lo lắng bội phần về sức khỏe của bố. Khi theo anh ra Hà Nội, bố đã gần 50 tuổi, lẽ ra ở tuổi ấy người ta đã phải được nghỉ ngơi thì bố vẫn phải lao động cật lực. Thức đêm nhiều, ngủ ngày, cơ thể bị thay đổi sinh học dễ sinh bệnh. Bố tôi còn bị viêm xoang mạn tính, nên về đêm hễ thời tiết lạnh lại bị chảy nước mũi, rồi dẫn đến đau họng. Nên thời điểm mới đi làm chưa quen việc bố ốm liên tục, nhưng vẫn gắng gượng đi làm.
Tôi không thể hiểu hết những khó nhọc bố đã trải qua với nghề bảo vệ đêm, chỉ biết mỗi năm bố chỉ về quê một vài lần. Anh trai tôi học hành vất vả nhưng vẫn đi gia sư thêm, vì thế bố còn gửi được tiền về quê giúp mẹ nuôi 2 chị em tôi ăn học. Rồi tới khi tôi đỗ đại học, gánh nặng như oằn lên vai bố khi anh tôi vẫn còn 2 năm nữa mới ra trường. Bố lại làm thêm, ban đêm làm bảo vệ, ngày bố sắm chiếc xe máy cà tàng chạy xe ôm. Cuối cùng anh trai tôi cũng đến ngày nhận bằng tốt nghiệp và xin được vào một bệnh viện lớn…
Hạnh phúc được đáp đền
Cuộc sống xa quê hương có trăm ngàn khó khăn vất vả nhưng đối với bố mẹ thì hạnh phúc lớn nhất chính là thành tích học tập con của họ đã đạt được.
Anh trai tôi đi làm cho một bệnh viện lớn của trung ương, 6 tháng đầu không có lương, bố lại tiếp tục oằn lưng gánh gồng kinh tế gia đình. Rồi anh được nhận vào làm chính thức, có lương và nuôi được chị em tôi ăn học. Bố mỉm cười, nhưng trong cái cười ấy có cả sự chua xót.
7 năm trời bố ở thành phố này nhưng chưa một lần được đi chơi, đi ăn nhà hàng, tất cả chỉ là sự tất bật lo lắng đến gầy yếu. Anh tôi trở thành một bác sĩ giỏi, thành trưởng khoa tim mạch nhưng với những căn bệnh mạn tính của bố, anh vẫn chưa chữa trị dứt điểm được. Đến bây giờ những cơn đau dạ dày, gan, phổi bị phá hủy vẫn hành hạ bố hàng ngày.
Tôi ra trường thì em gái tôi vào đại học. Nó thông minh nhưng ham chơi, dễ bị bạn bè lôi ké. Bố bảo không yên tâm nên dù không phải lo lắng nhiều về kinh tế nữa vẫn vừa ở lại Hà Nội đi làm vừa bảo ban em tôi học hành. 5 năm sau, nó ra trường với bằng khá và giờ đã đi làm công việc ổn định.
Thế nhưng đến khi con cái có khả năng lo cho bố mẹ, anh trai tôi mua nhà mời bố mẹ lên sống cùng thì bố nhất định không chịu. Bố muốn về quê sống, bố bảo sau 10 năm ở thủ đô thì đã chán cuộc sống thành phố lắm rồi. Và bố sinh ra ở quê nên muốn được chết ở quê nhà, đó mới chính là cuộc sống mà bố mong muốn…
Bố ơi. Con chưa một lần nói rằng con yêu bố hay cảm ơn bố, nhưng từ trong lòng mình, cả 3 anh em con hiểu rằng bố đã hy sinh cuộc đời này vì chúng con. Chúng con tự hào về bố, một người bảo vệ già!rong lòng mình, cả 3 anh em con hiểu rằng bố đã hy sinh cuộc đời này vì chúng con. Chúng con tự hào về bố, một người bảo vệ già!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét