Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Tình trạng đào tạo vệ sĩ tại các công ty bảo vệ



Đã có rất nhiều các trường hợp nhân viên bảo vệ tại các cơ quan có hành vi, thái độ không tốt. Một phần là cũng là do chất lượng đào tạo tại các công ty bảo vệ chưa được chú trọng.
 
Chú trọng hơn trong công tác đào tạo vệ sĩ

Mặc dù Bộ Công an đã triển khai Nghị định số 52/CP ngày 22-4-2008 của Chính phủ về áp dụng những quy tắc, quy định chung cho hoạt động dịch vụ bảo vệ. Theo đó, nhân viên bảo vệ bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Nhưng thực tế thì khác xa. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn không thực hiện một cách triệt để, sâu sắc. Như chúng tôi đã phản ánh ở những kỳ trước, công tác tuyển đầu vào của một số công ty bảo vệ hiện nay cực kỳ đơn giản, thậm chí còn dễ hơn mua rau. Ai thất nghiệp, thích làm nhân viên bảo vệ cứ đến đăng ký, nộp hồ sơ đều trúng tuyển hết. Quy trình phỏng vấn, đào tạo không còn là mục tiêu hàng đầu hoặc là vấn đề gì quan trọng cả. Nơi thu tiền thế chân, nơi thu phí đào tạo, nơi thì chỉ cần đóng tiền trang phục... là có việc làm ngay. Hơn nữa, bản thân người được tuyển dụng cũng còn mù mờ về thông tin, về cách thức làm việc, về khả năng xử lý tình huống... dù trước đó Cty nào cũng đề ra những slogan nghe rất kêu (thực tế chỉ là khua môi múa mép). Cộng vào đó, chế độ chính sách cho người lao động của một số doanh nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức khiến nhiều người lao động bất mãn không chịu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến hoạt động kinh doanh dich vu bao ve luôn biến động về nhân sự.

Được biết, nếu để tuyển vệ sĩ đúng nghĩa, đúng chất thì điều kiện cũng khó như tuyển... người mẫu! Ngoài những tiêu chuẩn tuổi từ 18 - 38, tốt nghiệp THPT, có sức khỏe, không tiền án tiền sự, biết võ thuật... thì ngoại hình phải đạt chuẩn: nam cao từ 1,7m, cân nặng khoảng 60kg; nữ cao từ 1,6m, nặng khoảng 50kg. Nghe đâu đã có thời tỷ lệ chọi để tuyển đầu vào còn cao hơn thi vào các trường đại học. Có thể ở VN, người ta cố tình hiểu sai giữa hai định nghĩa “vệ sĩ” với “nhân viên bảo vệ” nên hàng loạt các công ty sau đó mọc lên cứ lộn phèo cả lên, tuyển vệ sĩ tức là nhân viên bảo vệ hoặc ngược lại. Rõ ràng, sự xuất hiện ồ ạt của các dich vu bao ve sự cẩu thả này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và làm xấu đi hình ảnh của một vệ sĩ thực thụ.

Không thể phủ nhận mặt tích cực của các  cong ty bao ve đúng nghĩa. Qua quá trình hoạt động, nhìn chung các doanh nghiệp này đã từng bước thể hiện vai trò cần thiết trong xã hội, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài sản, tính mạng cũng như giải quyết việc làm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo tình hình ANTT tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước. Nhưng điều đó chỉ đúng đối với trường hợp các công ty bảo vệ làm ăn chân chính, chuyên nghiệp, có tâm huyết, chú trọng đào tạo đội ngũ vệ sĩ đàng hoàng, tử tế, có chuyên môn, lập trường chính trị vững vàng. Còn trước tình hình tuyển dụng, đào tạo vệ sĩ chớp nhoáng, bát nháo của một số công ty bảo vệ như hiện nay thì vấn đề này cần phải xem lại. Bởi nếu được huấn luyện bài bản, kỹ lưỡng, lực lượng vệ sĩ sẽ góp phần vào công tác bảo vệ trật tự, an ninh cho xã hội; còn ngược lại sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Vì đây vốn dĩ là một ngành nghề rất nhạy cảm nên cũng rất dễ bị lạm quyền.

“Cung - cầu” vốn dĩ là quy luật tất yếu của xã hội. Thực tế thị trường đang cần một đội ngũ nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp rất lớn nhưng để phát huy hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ vệ sĩ tư nhân rất cần một quy định, một hệ thống quy chuẩn cụ thể rõ ràng. Không thể để tình trạng thả nổi các công ty bảo vệ muốn làm sao thì làm như những năm qua. Cần siết chặt ngay từ khâu cấp giấy phép thành lập công ty và giám sát quy trình đào tạo đội ngũ bảo vệ, nếu không muốn cho ra đời những “quái thai” gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT và làm mất hình tượng của người vệ sĩ chân chính.

Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét