Chúng ta đang sống trong chế độ xã hội nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tất cả mọi công dân đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân. Đó là nhà nước của nhân dân, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước, quản lý tập thể, gia đình và bản thân. Thông qua phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trước hết mọi người dân phải biết và hiểu pháp luật.
Nghề bảo vệ - vệ sĩ chuyên nghiệp của chúng ta với chức năng nhiệm vụ là giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ an toàn về con người tài sản cho khách hàng; phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi, vi phạm pháp luật của những phần tử không tốt gây mất trật tự an ninh, vi phạm nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, xâm hại đến tài sản và con người trong mục tiêu mà mình bảo vệ. Bởi vậy, việc học tập mở mang những kiến thức về pháp luật đối với những người vệ sĩ – bảo vệ chuyên nghiệp là rất cần thiết, đặc biệt là về Luật Hình sự. Người vệ sĩ – bảo vệ chuyên nghiệp cần hiểu rõ và phân biệt được thế nào là vi phạm pháp luật tội phạm những dấu hiệu phạm tội và cấu thành tội phạm, thế nào là phòng vệ chính đáng (luôn phòng vệ chính đáng) thế nào là tình thế cấp thiết, là tình huống bất khả kháng.
Đó là những kiến thức cơ bản, thiết thực về pháp luật mà mỗi người vệ sĩ – bảo vệ chuyên nghiệp cần hiểu rõ và nắm vững để làm hành trang cho công tác bảo vệ mục tiêu.
I- KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm Pháp luật:
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức bắt buộc chung. Thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước và bảo đảm được nhà nước thực hiện, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
2. Vai trò của Pháp luật:
Là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt trong đời sống xã hội, là phương tiện để thực hiện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Hệ thống Pháp luật:
Hệ thống Pháp luật là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong là hình thức biểu hiện bên ngoài của Pháp luật.
Cấu trúc bên trong là mối quan hệ nội tại giữa ngành luật gọi tắt là hệ thống ngành luật.
Hình thức biểu hiện bên ngoài là hệ thống văn bản Quy phạm Pháp luật của nhà nước.
II- HỆ THỐNG CÁC NGÀNH LUẬT
1. Khái niệm:
Hệ thống các ngành luật là toàn thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ xã hội trong các vĩnh vực khác nhau.
2. Cấu trúc hệ thống các ngành luật :
Bao gồm 3 thành tố ở 3 cấp độ khác nhau:
- Quy phạm Pháp luật (đơn vị nhỏ nhất)
- Chế định Pháp luật (bao gồm một số quy phạm)
- Ngành luật (bao gồm các chế định)
• Quy phạm Pluật:
- Là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do nhà nước quy định, có tính bắt buộc chung và đảm bảo thực hiện. Quy phạm pháp luật là những tế bào tạo nên pháp luật, thông thường mỗi điều luật là một quy phạm pháp luật.
• Chế định Pháp luật:
- Là một tập hợp pháp luật gồm một số vi phạm Pháp luật, điều chỉnh một số quan hệ xã hội mật thiết với nhau.
• Ngành luật:
- Là tổng thể các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất, là các quy phạm pháp luật có chung một đối tượng điều chỉnh.
3. Điểm qua hệ thống các ngành luật:
Hệ thống các ngành luật Việt Nam bao gồm: Luật Nhà nước, Luật Hành chính, Luật Tài chính, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Kinh tế, Luật Điện ảnh, Luật Môi trường, Luật Tố tụng hình sự… bên cạnh đó còn có hệ thống pháp luật quốc tế.
III- SƠ LƯỢC VỀ LUẬT NHÀ NƯỚC – LUẬT HIẾN PHÁP
Luật Nhà nước là ngành luật chủ đạo hay còn được gọi là luật gốc, luật mẹ trong hệ thống ngành luật. Tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của ngành luật này, nhằm cụ thể hóa các quy định của hiến pháp. Chính vì vậy luật nhà nước là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
IV- VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM
1. Vi phạm pháp luật:
a) Định nghĩa:
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực chiu trách nhiêm pháp lý thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội pháp lý bảo vệ.
b) Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm hình sự
- Vi phạm hành chánh
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỷ luật
2. Vi phạm hình sự, tội phạm:
a) Khái niệm Luật Hình sự:
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước XHCN Việt Nam, bao gồm những quy phạm pháp luật do nhà nước xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là phạm tội, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm ấy.
b) Các hình phạt trong thời kỳ phong kiến:
- Ngũ hình
- Xung hình (đánh bằng roi)
- Trương hình (đánh bằng gậy)
- Đồ hình – Thích chữ (đánh dấu vào mặt)
- Lưu hình (đày biệt xứ)
- Tử hình (gồm 03 loại: lăng trì, giảo hình, khiêu hình)
3. Lưu ý:
a) Khái niệm về tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình ự thực hiện một cách vô ý xâm phạm chủ quyền độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm đến các lĩnh vực trật tự pháp luật XHCN.
Hình phạt của nhà nước ta hiện nay trong bộ luật hình sự gồm có:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Cải tạo giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội
- Tù có thời hạn
- Tù trung thân
- Tử hình
Ngoài ra còn có những hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công tác nhất định, cấm cư trú, cấm đi và di dời nơi cư trú, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng hình phạt chính.
b) Dấu hiệu (đặc điểm tội phạm):
- Tính nguy hiểm cho xã hội
- Tính có lỗi của phạm tội
- Tính trái luật
- Tính chịu hình phạt.
c) Cấu thành tội phạm:
Là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trung cho một loại tội phạm cụ thể được
quy định trong luật hình sự.
V- PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT
1. Phòng vệ chính đáng:
a) Khái niệm:
Là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể hoặc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hay của người khác mà chống trả lại một cách tương ứng với người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
b) Điều kiện của phòng vệ chính đáng:
Cơ sở phát sinh phòng vệ chính đáng (các tình huống đã học). Nội dung và vi phạm của quyền phòng vệ chính đáng.
Tương xứng trong phòng chính đáng là tương xứng giữ biện pháp chống trả nói chung bao gồm: phương tiện, phương pháp, thiệt hại, với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể.
c) Vượt quá phòng vệ chính đáng:
Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng tức là quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người có hành vi đó chỉ chịu trách nhiệm hình sự.
Phòng vệ tưởng tượng là môt dạng sai lầm về sự việc và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây ra.
2. Tình thế cấp thiết:
- Là tình thế của người đang muốn tránh một nguy cơ đang thực sự đe dọa vì lợi ích của nhà nước, của tập thể và lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải chịu trách nhiệm hình sự, không phải là tội phạm.
- Nếu gây ra thiệt hại rõ ràng là quá đáng tức là vượt quá mức yêu cầu tình thế cấp thiết thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản về pháp luật đối với công tác bảo vệ, nó cung cấp cho các học viên biết và hiểu một cách khái quát về các khái niệm thế nào là pháp luật, hệ thống pháp luật ngành Luật, thế nào là Hiến pháp.
Xem thêm bài viết :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét