Hơn 10 năm trở lại đây, bạo lực học đường ngày càng trở thành vấn đề bức xúc trên toàn xã hội thậm chí còn xuất hiện những học sinh sử dụng vũ khí dẫn đến chết người. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại một số vụ án gây chấn động xã hội trong thời gian qua để thấy rõ hơn thực trạng này.
Học sinh lớp 12 đánh nhau dẫn đến chết người
Ngày 13/2/2014, cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Khắc Lâm (SN 1996), học sinh lớp 12, trú tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc về hành vi cố ý gây thương tích.
Vào khoảng 8h ngày 3/2, Lâm đang học tại trường thấy bạn là Trần Văn Minh bị một nhóm thanh niên đánh nên đã vào can ngăn. Sau vụ việc trên, do sợ bị trả thù, Lâm đã đi mượn một 1 con dao để phòng thân.
Ngày 5/2, khi tan học, Lâm ra đến cổng trường để về thì bị Ân Ngọc Hiếu, trú tại huyện Tam Đảo chạy đến đấm vào đầu. Lâm cầm ô bên trong có con dao giơ lên đập vào đầu của Hiếu gây thương tích nặng. Dù được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 6/2, Hiếu đã tử vong.
Hai học sinh cấp 1 đánh nhau, 1 em chết
Khoảng 12 giờ ngày 25/11/2014 tại sân trường tiểu học xã Ea Hồ thuộc Buôn Mrưm, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, đã xảy ra vụ đánh nhau giữa hai học sinh cấp I, một học sinh sau đó bị chết.
Y Khoa Niê (SN 2001), học sinh lớp 6B trường Trung học cơ sở Y Jut thuộc Buôn Năng, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, đến trường tiểu học xã Ea Hồ để gặp Bùi Nhật Linh (SN 2004) học sinh lớp 5B.
Đến nơi Y Khoa hỏi Linh vì sao hay đánh em trai của mình, rồi cả hai xảy ra mâu thuẫn, to tiếng. Sau đó, Linh chạy vào trong lớp lấy 01 cây sắt dài khoảng 1m, đánh vào người Khoa nhiều cái. Khoa giật lại cây sắt, vứt đi, rồi cả hai ôm và vật nhau ở sân trường.
Một lúc sau không vật nhau nữa, Khoa bỏ về, đi được khoảng 35m thì ngã xuống sân trường.
Bảo vệ nhà trường phát hiện, đưa Khoa đi cấp cứu bệnh viện thì đã tử vong.
Đánh nhau trong lớp, một học sinh tử vong
Sáng 4/4, em Đỗ Ngọc Hiếu (SN 2000, trú tại tổ 24, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình) đã được gia đình tổ chức lễ tang tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Em Đỗ Ngọc Hiếu đang là học sinh lớp 8C trường THCS Trần Lãm.
Trước đó, vào đầu giờ chiều, hồi 13 giờ 50 phút ngày 3-4, tại phòng học lớp 8C trường THCS Trần Lãm đã xảy ra vụ việc đánh nhau giữa hai em học sinh cùng lớp này là em Đỗ Ngọc Hiếu và em Phạm Như Hiếu (sinh ngày 6/2/2000; trú tại đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Lãm).
Em Đỗ Ngọc Hiếu đã bị Phạm Như Hiếu đánh vào mặt, ngã xuống và ngất đi. Các thầy cô giáo cùng cán bộ y tế của nhà trường đã nhanh chóng đưa em Đỗ Ngọc Hiếu đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Nhưng do vết thương quá nặng, em Đỗ Ngọc Hiếu đã tử vong tại bệnh viện vào hồi 15 giờ 15 phút cùng ngày.
Được biết, hai em học sinh này ngồi gần nhau. Em Đỗ Ngọc Hiếu ngồi bàn trên; em Phạm Như Hiếu ngồi bàn dưới.
Theo tài liệu điều tra ban đầu của cơ quan CA, sáng hôm cùng ngày xảy ra vụ việc đau lòng trên, khi đang ngồi học, em Phạm Như Hiếu có đánh rơi cặp, nên có nhờ em Đỗ Như Hiếu nhặt hộ, nhưng em Đỗ Ngọc Hiếu không nhặt. Đến đầu giờ chiều, khi 2 em đến lớp học thì em Phạm Như Hiếu đã dùng tay đấm vào mặt em Đỗ Ngọc Hiếu.
Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thái Bình đã ra quyết định tạm giữ em Phạm Như Hiếu để điều tra về hành vi “cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”.
Tạm kết
Những vụ án tại trường học thường bắt nguồn từ mâu thuẫn rất nhỏ cá nhân. Tuy nhiên hậu quả mà nó để lại thì không ai có thể ngờ tới, có khi phải đánh đổi bằng tính mạng con người như 3 câu chuyện trên đây.
Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do sự tha hóa đạo đức của học sinh cá biệt hoặc do nhận thức chưa đúng đắn dẫn đến hành động nông nổi, lệch lạc. Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi cố chấp và muốn thể hiện cái “tôi” cá nhân, thể hiện mình là đàn anh đàn chị nên chỉ cần một sự không vừa ý là có thể gây gổ đánh nhau dẫn đến hậu quả không ai mong muốn.
Để khắc phục tình trạng trên, gia đình cần có trách nhiệm hàng đầu. Người làm cha mẹ phải biết quan tâm tới con cái nhiều hơn. Không chỉ dừng lại ở cho ăn cho mặc là đủ, mà phải biết theo dõi sự phát triển tâm lý của con mình, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý con người đang có nhiều thay đổi.
Bên cạnh đó, thầy cô cũng cần quan tâm, tuyệt đối không được kì thị những học sinh cá biệt, làm cho tính tự ái và bất mãn của các em ngày càng cao và buông xuôi chuyện học hành.
Tuy nhiên, những vấn đề trên ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy nhưng làm được nó lại không phải là điều đơn giản. Nhưng có một điều đơn giản và dễ thực hiện nhưng chúng ta lại thường bỏ qua, đó là vấn đề an ninh nhà trường. Một trong những nguyên nhân khiến thực trạng bạo lực học đường ngày càng nan giải là do lực lượng bảo vệ còn quá mỏng. Vì thế, nhà trường cần siết chặt an ninh, tăng cường lực lượng bảo vệ được đào tạo tại các công ty bảo vệ chuyên nghiệp để khi trong trường xảy ra mâu thuẫn, xô xát, bằng nghiệp vụ được đào tạo bài bản, họ có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn nhất, tránh tình trạng trong trường có hiện tượng bạo động nhưng không có lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân vì thế cần sự chung tay, góp sức của tất cả các tầng lớp xã hội, có như vậy con em chúng ta mới có một môi trường trong sạch để học tập, phát triển, xây dựng tương lai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét