Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Các công ty dịch vụ bảo vệ... “treo đầu dê, bán thịt chó”?

Trong tâm niệm của những người bảo vệ dường như họ cho rằng họ là “bố tướng”. Họ “coi trời bằng vung, coi thúng bằng nia”. Ở địa bàn họ quản lý, ai “theo họ thì sống, chống họ thì chết” và họ có quyền quát mắng bất kì ai thì phải. Một lần nữa, tôi lại chẳng hiểu các công ty dịch vụ bảo vệ đào tạo nhân viên kiểu gì?



Lang thang lướt web, vô tình tôi “lạc” vào “nhà” của một cong ty dich vu bao ve và đọc được các quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp mà nhân viên công ty ấy được đào tạo. Nào là nhân viên bảo vệ cần phải ôn hòa, không vung tay tùy tiện, không chỉ tay về phía đối tượng giao tiếp. Nào là trong giao tiếp không được tỏ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến đối tượng tham gia giao tiếp. Nào là phải trung thực, thật thà, bla bla... rất nhiều quy tắc, rất nhiều kỹ năng, đọc thì thấy hay ho là thế, các công ty đào tạo nhân viên bài bản là thế nhưng ngẫm lại thực tế đúng là.... lý thuyết một đằng, thực hành một nẻo. Chẳng khác gì các công ty bảo vệ này “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Trên thực tế, tôi gặp không ít các nhân viên bảo vệ. Nhân viên dịch vụ bảo vệ chung cư có, nhân viên bảo vệ khách sạn có, nhân viên bảo vệ trường học hay nhân viên bảo vệ khu du lịch cũng không thiếu. Tuy nhiên, bảo vệ lịch sự thì ít mà bảo vệ bất lịch sự thì nhiều. Họ luôn có thái độ hách dịch, khó gần và ra lệnh cho bất kì ai là “khách hàng” của họ.

Chuyện về người bảo vệ tại điểm du lịch Tượng Đài Chúa Ky Tô Vua Núi Tao Phùng (Vũng Tàu) mà tôi gặp vừa qua là một ví dụ điển hình.

Một buổi sáng trong dịp đi công tác tại thành phố Vũng Tàu, tôi và một vài đồng nghiệp chạy bộ đến Tượng Đài Chúa Ky Tô Vua Núi Tao Phùng (tượng Chúa dang tay) leo núi. Chúng tôi đến cổng đúng 6 giờ, theo một bảo vệ tại đây từng cho biết là giờ mở cửa. Cả đoàn mừng húm khi thấy cổng mở hé. Nhưng vừa bước vào thì một người bảo vệ trên 50 tuổi đang quét sân bước đến đóng cổng lại với gương mặt cau có: “7 giờ mới mở cửa”. Tôi thấy bãi xe đã có hơn chục chiếc đồng thời ngay lúc đó, một phụ nữ rất tự nhiên đẩy cửa bước vào với bộ đồ thể thao.

Chúng tôi vào theo thì ông bảo vệ chặn lại: “Tại sao vào mà không nói với tôi?”. Tôi trình bày: “ Cháu thấy cô này vào nên vào theo, tại sao nhiều người vào được mà tụi cháu không vào được?”. Ông ta lập tức đưa ra những lý do hết sức vô lý: “Cô đó là người quen, cho vô sớm để thấy có ai xả rác hay phá phách gì thì gọi báo cho tôi...”!

Chúng tôi đề nghị gặp người quản lý để phản ánh sự việc thì ông ta hùng hổ thách thức, thổi còi, giang tay đuổi chúng tôi ra ngoài. Bạn tôi giơ điện thoại lên chụp liền bị ông ta dùng chổi đánh, may mà tránh được.

Đấy, người bảo vệ tại khu du lịch nổi tiếng có cách ứng xử “ôn hòa”, “đĩnh đạc” như thế đấy. Chẳng hiểu các công ty bảo vệ họ đào tạo kiểu gì mà ra những “sản phẩm” hay ho thế. Đây là câu chuyện về người bảo vệ khu du lịch, người bảo vệ trong cơ quan, trường học cũng “hay ho” không kém.

Nhớ ngày còn là sinh viên, không biết bao nhiêu lần tôi chứng kiến cảnh các giáo viên, trợ giảng phải ngậm ngùi làm “tuân lệnh” những người bảo vệ này. Thậm chí với những người lần đầu tiên đến cơ quan, không biết dựng xe ở đâu, thay vì họ nhắc nhở nhẹ nhàng (như những quy tắc mà các công ty dịch vụ quy định) thì những người lính áo xanh quát mắng xối xả. Vừa xuống xe là bị họ hỏi ngay: Làm gì? Đi đâu? Không giấy tờ xe hả? Về! Thậm chí, với những chiếc xe đạp của sinh viên hay của bất kì vị khách nào đến trường dựng không đúng quy định, họ sẵn sàng đi tới vác đi và quẳng vèo vèo vào một xó xỉnh nảo đấy một cách không thương tiếc.

Trong tâm niệm của một số người bảo vệ dường như họ cho rằng họ là “bố tướng”. Họ “coi trời bằng vung, coi thúng bằng nia”. Ở địa bàn họ quản lý, ai “theo họ thì sống, chống họ thì chết” và họ có quyền quát mắng bất kì ai thì phải. Một lần nữa, tôi lại chẳng hiểu các công ty dịch vụ bảo vệ đào tạo nhân viên kiểu gì?

Nhưng những điều đó chưa phản ánh hết mọi khía cạnh của người bảo vệ.

Không giống những người lao công, những người phu hồ, công việc của một nhân viên bảo vệ khá nhàn nhã. Chẳng thế mà các bạn thường xuyên bắt gặp các bảo vệ thường ngồi với nhau “tám” chuyện trên trời dưới đất, ai văn minh hơn thì ngồi đọc báo hàng giờ. Nhưng chính vì “rảnh rỗi sinh nông nổi”, các tệ nạn cũng vì thế mà nhiều hơn.

Mấy anh chàng bảo vệ ở cơ quan tôi, vì công việc nhàn nhã, nhiều thời gian rảnh nên thường xuyên tụ tập cờ bạc, cá độ, thậm chí còn hợp tác với nhau, đổi ca làm việc để lui đến những quán Karaoke đèn mờ, đốt tiền vào những chốn tệ nạn xã hội.  Thế rồi “giấy không bọc được lửa”, cuối cùng họ cũng bị vợ con phát hiện, đến cơ quan làm ầm lên. Chẳng ra làm sao!

Đúng là xã hội ngày nay càng ngày càng bất ổn, vì thế lực lượng bảo vệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, xã hội cần là cần những người bảo vệ chân chính, văn minh, cư xử có văn hóa chứ không cần những người thiếu trách nhiệm như những tình huống tôi vừa kể phía trên. Mong rằng các công ty dịch vụ bảo vệ cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm để “nâng cấp” lực lượng của mình. Thực tình, nếu tình trạng vẫn tiếp tục tiếp diễn như thế này tôi thấy không ổn chút nào.


Anninh24.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét