Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

9 bài học để bảo vệ an toàn cho trẻ chốn đông người

Nếu là người dân ở các thành phố lớn đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cảnh tượng từng đoàn người kéo nhau ra các địa điểm bắn pháo hoa như Hồ Tây, Hồ Gươm, Đầm Sen ... vào đêm Giao thừa không còn quá lạ lẫm. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các gia đình đi chơi, là điều kiện để các con có dịp khám phá cũng như cảm nhận cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì khi đến chỗ đông người cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với con trẻ. Hãy trang bị những kiến thức về việc bảo vệ an toàn cho con và cho bản thân mình khi ra ngoài để tránh xảy ra những điều tồi tệ nhất, hãy để trẻ có thể tự lập ngay từ khi còn bé từ những chuyển nhỏ nhất, và sau đó là những công việc phức tạp hơn.


1.  Dạy trẻ hãy luôn ở trong tầm kiểm soát của bạn


Đó là quy tắc bạn cần phải luôn nhớ khi đưa con ra ngoài. Tuy nhiên, một mình bạn nhớ thôi chưa đủ, hãy dạy cả con bạn nữa, hãy nói với chúng rằng: “Nếu con không nhìn thấy bố mẹ thì bố mẹ cũng sẽ không thể thấy con, hãy ở những vị trí mà bố mẹ có thể quan sát và nhìn thấy con”.

2.  Để vào trong người con thẻ thông tin gia đình


Khi đến chỗ đông người, bạn hãy bỏ những chiếc thẻ có ghi đầy đủ thông tin gia đình, tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại vào trong túi của trẻ. Và nhắc trẻ hãy đưa tấm danh thiếp đó cho những người lớn ở những nơi mà trẻ không may bị lạc.

3.  Đeo vòng có kèm thông tin gia đình lên người trẻ


Một biện pháp nữa khi bạn cùng trẻ đến các điểm đông người và rộng lớn như bãi biển hay sở thú, bạn hãy đeo những chiếc vòng vào tay của trẻ, đừng quên đính thêm hoặc viết lên vòng thông tin quan trọng: “Bố mẹ cháu tên là…, số điện thoại của bố mẹ cháu là…”.

4.  Đọc cho trẻ hoặc cho trẻ đọc và tìm hiểu về các quy tắc an toàn


Bạn hãy dành những khoảng thời gian rảnh rỗi trong tuần để đọc và cùng trẻ tìm hiểu về những quy tắc an toàn. Đó sẽ là những kiến thức “kim chỉ nam” giúp bạn và trẻ đối phó với các rủi ro không mong đợi có thể xảy ra.

5.  Chỉ cho trẻ nơi mà trẻ có thể tìm đến nếu cần sự giúp đỡ


Những lần đi chơi công viên, đến những địa điểm công cộng, hãy chỉ cho trẻ biết đâu là lực lượng an ninh, lực lưởng bảo vệ ở các công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Lực lượng này mặc áo màu gì và trẻ có thể tìm thấy họ ở những nơi nào? Trong nhiều tình huống không an toàn, trẻ sẽ rất cần sự giúp đỡ của người lớn đáng tin cậy.


6.  Giao cho trẻ một nhiệm vụ


Bé lớn nhà bạn là một đứa trẻ tinh nghịch vì thế bạn không thể lúc nào cũng cùng lúc để mắt được đến 2 đứa trẻ. Lúc đó, bạn hãy giao cho bé lớn trọng trách đẩy xe cho em bé. Như vậy, không chỉ rèn luyện được tinh thần trách nhiệm , hạn chế được việc chạy nhảy khắp nơi của bé lớn, mà bạn có thể đồng thời quan sát, để mắt đến 2 đứa trẻ và đảm bảo an toàn cho chúng.

7.  Giữ xe giúp bạn


Trong lúc bạn cất áo chống nắng, thu xếp túi xách, khóa xe,… bạn hãy nhờ trẻ giữ tay nắm của ô tô hay tay lái của xe máy (khi bạn đã về số hoặc tắt máy an toàn). Công việc đơn giản này là một cách để trẻ không chạy nhảy hay đi lang thang ngoài tầm kiểm soát của bạn để bạn làm xong công việc.

8.  Chơi trò đèn xanh đèn đỏ


Đây là trò chơi hữu ích mà bạn cần rèn cho trẻ  để trẻ để trẻ cảm thấy thích thú, tập trung khi chơi nó. Khi gia đình bạn đi chơi hoặc ra ngoài đường dạo phố, những lúc trẻ bắt đầu chạy nhảy, nghịch ngợm, bạn chỉ cần hô “Đèn đỏ!” thì trẻ sẽ tự động dừng lại nếu không sẽ bị phạt vì “chơi sai luật”.

9.  Cho trẻ thật nhiều thời gian để chạy nhảy thoải mái


Ngoài các khuôn khổ an toàn mà bạn và trẻ đã “cam kết” với nhau. Bạn cần dành thêm cho trẻ quãng thời gian hoàn toàn tự do để trẻ nhận ra và hiểu sự khác biệt giữa việc được thoải mái chạy chơi với những khi bị giám sát an toàn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét