Hiện nay ở
nước Nga có khoảng gần 4000 cong ty bao ve tư nhân (viết tắt tiếng Nga là CHOP), các công ty có một lực lượng nhân viên bảo vệ
chuyên nghiệp với những vũ khí thiết bị bảo vệ tốt nhất. Các đại gia Việt ở
Matxcova cũng đã sử dụng nhiều vệ sĩ Nga để bảo vệ tính mạng và tài sản cho
mình.
Lực lượng bảo vệ đại gia Việt tại Nga |
Có thể có những vệ sĩ tư đẳng cấp cao như thế thật. Nhưng
trên thực tế trong các vệ sĩ đang hành nghề ở Nga tỉ lệ đạt chuẩn chỉ gần 10%.
Chất lượng của các vệ sĩ đang hộ tống một số doanh nhân Việt ở Matxcơva càng
khó nói hơn, số lượng cũng rất ít. Nói tóm lại, "thị phần Việt" của
nghề vệ sĩ tư ở Nga là quá ít ỏi.
Anh H., một người Việt rất am hiểu tình hình cộng đồng Việt
Nam ở Nga, nhẩm tính: có khoảng 20 vệ sĩ tư người Nga làm việc cho các "đại
gia" Việt theo đúng nghĩa. Con số này có thể thay đổi liên tục. Sử dụng
nhiều vệ sĩ nhất là ông L.H., một người chuyên kinh doanh chợ. Ông này có một đội
vệ sĩ Nga gồm tám người cao to, rắn rỏi, chia làm hai ca. Đi bất cứ đâu ông
L.H. cũng có bốn vệ sĩ Nga vây quanh. Đội bảo vệ người Nga, người Việt ở công
ty và tư dinh của ông rất đông nhưng số này không được xếp vào hạng vệ sĩ. Một
số thành viên quan trọng của công ty ông L.H. khi đi thị sát ngay trong chợ
cũng có một vệ sĩ đi kèm. Các "đại gia" Việt khác thường chỉ sử dụng
một hoặc hai vệ sĩ Nga. Cùng với vệ sĩ Nga thường có vài ba vệ sĩ Việt kiêm nhiệm
nhiều chức năng: thư ký, kế toán, lái xe, cần vụ... Một vài doanh nhân Việt sử
dụng vệ sĩ Nga tùy theo từng thời điểm, theo từng vụ việc cụ thể, có khi chỉ để
"trang trí" hoặc để... thị uy với chính những người đồng hương của
mình.
Sử dụng vệ sĩ Nga chủ yếu là những người Việt kinh doanh chợ,
"ốp" bán hàng (thương xá) và các lĩnh vực "nhạy cảm" liên
quan đến tài chính, ngân hàng. Đó là những người có những khoản siêu thu nhập,
va chạm quyền lợi với nhiều người và bị giới tội phạm "đặc biệt quan
tâm". Tuyệt đại đa số các nhà doanh nghiệp VN ở Nga dù là triệu phú đôla
thì vẫn "ẩn dật", lẫn vào hàng chục nghìn người chạy chợ bình thường.
Tại chợ Vòm có cả trăm người mà vốn liếng chỉ đứng sau các "đại gia lộ diện"
nhưng bề ngoài vẫn lam lũ, không sắm xe đẹp, không thuê hay mua "kva"
(căn hộ) xịn mà ở ký túc xá chật chội, thiếu vệ sinh. Họ không có nhu cầu thuê
vệ sĩ Nga cũng như những nhu cầu khác khiến họ khác biệt với đám đông.
Mạo hiểm nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Các vụ người
Việt bị cướp vào cuối tháng năm và tháng 6-2007 gần khu nhà ở của cán bộ đại sứ
quán và cán bộ cơ quan thương mại VN đều có liên quan đến hai lĩnh vực nói trên.
Thời gian và địa điểm xảy ra vụ cướp cũng khớp với qui luật chung - khi ôtô dừng
lại để nhận tiền vào hay chuyển tiền ra.[.....]
Tại Nga cho đến nay vẫn chưa có điều luật chính thức hóa việc
bảo vệ thân thể nên các doanh nhân Việt phải ký hợp đồng bảo vệ tài sản với các
vệ sĩ tư. Tài sản gì cũng được, dù chỉ là chiếc điện thoại. Chưa có nghề vệ sĩ
tư về mặt pháp lý, kéo theo chưa có qui định về chức năng và nghĩa vụ chuyên
môn một cách chặt chẽ.
Doanh nhân Việt ký hợp đồng với CHOP để có vệ sĩ hộ tống nhưng
không được bảo đảm về sức khỏe và tính mạng. Thực chất là cong ty bao ve ở Nga không chịu trách nhiệm về hành vi và nghĩa vụ
của vệ sĩ. Cũng bởi chưa chính thức có nghề vệ sĩ tư ở Nga nên chưa có tiêu chí
rõ rệt để đánh giá trình độ của các vệ sĩ. Các doanh nhân Việt tuyển vệ sĩ chủ
yếu qua lời giới thiệu của bạn bè, bằng cảm tính và bằng... may rủi, giống như
mua mèo trong bị.
Nguồn: ktcsecurity.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét