Viêm da tiếp xúc kích ứng là một dạng bệnh viêm da tiếp xúc. Người bị bệnh này là do tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Bệnh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Sau đây tôi xin chia sẻ cách chữa viêm da tiếp xúc kích ứng và cách phòng bệnh.
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Không phải mọi trường hợp viêm da và phát ban sau khi bạn đã tiếp xúc với chất gì đó đều là do dị ứng mà có thể là nguyên nhân khác, tức là có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch nhưng cũng có thể là không dị ứng mà là do trình trạng kích ứng tại chỗ gây ra, phản ứng này hoàn toàn không liên quan đến phản ứng miễn dịch mà chỉ là phản ứng nhiễm độc da tại chỗ mà thôi. Những trường hợp này gọi là viêm da tiếp xúc do kích ứng. Phản ứng nhiễm độc trong viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xảy ra bất kỳ với cá thể nào khi có tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, dĩ nhiên là mức độ ở mỗi cá thể có khác nhau. Đơn cử một số chất có thể gây kích ứng như: A cide, bazơ mạnh, sơn và các loại dung môi như cồn 90 độ, acetone, nhựa thông, dung môi tẩy rửa và chất nhũ hoá, vôi tôi, xi măng, xà phòng có độ kiềm cao hoặc có chứa chất tẩy mạnh, thuốc tẩy, tia cực tím….
Mức độ kích ứng của da ở mỗi cá thể sẽ khác nhau vì sự dung nạp về sự kích thích của mỗi người khác nhau. Đó là do sự khác nhau về độ dày của lớp thượng bì do di truyền của từng người khác nhau, do mức độ sinh sản ra chất nhờn có tính chất bảo vệ da mỗi người mỗi khác. Người có mồ hôi nhờn ít bị kích ứng hơn những người có da khô. Ngoài ra mức độ kích thích còn phụ thuôc vùng da cơ thể bị tiếp xúc cũng như các nhân tố gây kích ứng ở môi trường và mức độ kích thích của chúng . Ví dụ lớp da mỏng ở mí mắt, da mặt do dễ thẩm thấu hơn nên dễ kích ứng hơn da ở các chi và thân mình. Những vùng da thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi nhiều và liên tục cũng dễ kích ứng hơn vùng da bình thường vì có sự tăng mức độ thẩm thấu tại chỗ (Ví dụ như vùng nách, bẹn, vùng nếp gấp). Trái lại những người có làn da khô, độ ẩm da thấp, da nứt nẻ cũng dễ bị kích ứng hơn những người có làn da bình thường. Ngoài ra do đây là căn bệnh khá phổ biến nên có nhiều người có thắc mắc liệu " Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?", nếu bạn muốn biết câu trả lời có thể tham khảo tại bệnh viêm da tiếp xúc có lây không.
Cách chữa viêm da tiếp xúc kích ứng hiệu quả
Nếu bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc kích ứng ở thế nhẹ có thể dùng 1 trong những cách chữa viêm da tiếp xúc đơn giản sau đây:
1. Dùng là trầu không
Chuẩn bị: Khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch.
Thực hiện: Cho lá trầu không vào nồi, cùng với nước. Thực hiện tương tự như cách dùng lá khế.
Lưu ý: Không nên đổ quá nhiều nước vì sẽ làm loãng thuốc.
2. Tắm là khế
Chuẩn bị: Bẻ vài cành lá khế, rửa sạch.
Thực hiện: Cho lá khế vào nồi, đổ nước vào săm sắp, đun sôi. Sau đó tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút thì bắc xuống, để nguội rồi dùng khăn sạch thấm nước thuốc lau lên vùng da bị dị ứng.
Lưu ý: Để nước nguội hẳn hoặc chỉ còn âm ấm vì nước nóng có thể khiến tình trạng kích ứng da càng nặng thêm. Tránh lấy cả hoa khế vì phấn hoa có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng
Hai cách trên chỉ có tác dụng đối với những người bị viêm da tiếp xúc kích ứng nhẹ, có thể kết hợp với uống thuốc do bác sĩ chỉ định để chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả hơn..
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM DA TIẾP XÚC
Biện pháp tốt hơn hết vẫn là tránh tiếp xúc với chất mà bạn nghi ngờ là tác nhân gây viêm da cho bạn. Nếu chẳng may mắc phải thì bạn ghi nhớ vào sổ tay và đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu là cần thiết để được tư vấn và điều trị ngay.
Trường hợp không thể tránh né được do tính chất công việc hay nghề nghiệp thì bạn nên áp dụng một số biện pháp như mặc quần áo bảo hộ lao động, mang găng tay dài, mang mặt nạ, khẩu trang lọc không khí… để ngăn ngừa không cho tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với da của bạn.
Bạn có thể dùng kem bảo vệ cũng là một biện pháp phòng hữu hiệu như wonder glove, dermaffin, dermashild có khả năng bảo vệ da bạn 4 giờ sau khi thoa lên da một lớp mỏng. Mặt khác, chính các loại kem bảo vệ này còn có tác dụng làm mềm da, ẩm da tránh cho da không bị khô và nứt nẻ cũng phòng được nguy cơ gây kích ứng da. Tuy nhiên, để an toàn hơn bạn nên kết hợp cả hai phương pháp để hiệu quả phòng bệnh được cao hơn.
phim sex hay nhất, nhiều thể loại phim sex việt nam và phim sex nhật bản nhanh nhất hiện nay hoàn toàn miễn phí
Trả lờiXóa