Là cá nhân có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ luôn là tâm điểm của những âm mưu ám sát từ những thành phần khủng bố, những kẻ thù của Mỹ,… Tất nhiên, chúng ta không thể thống kê chính xác mỗi năm có bao nhiêu âm mưu nhằm vào Tổng thống, nhưng theo thông tin chính thức của Quốc gia này, nước Mỹ đã vô hiệu hóa hàng trăm âm mưu ám sát Tổng thống mỗi năm. Điều đáng nói là kể từ sau vụ ám sát tổng thống Kennedy vào năm 1963, chưa có thêm âm mưu ám sát Tổng thống nào thành công.
Như vậy, để làm được điều đó nước Mỹ đã đầu tư không ít thời gian, công sức, trang thiết bị,… cho đội ngũ cận vệ để bảo vệ sự an toàn của Tổng thống, chính vì thế, những bật mí xung quanh công tác này đều khiến chúng ta phải kinh ngạc. Chính vì vậy mà quá trình tuyển dụng những cảnh vệ, vô cùng nghiêm nghặt và khó khăn.
Quy trình bảo vệ Tổng thống
Cơ quan phụ trách
Nhiệm vụ bảo vệ tổng thống lại do Sở mật vụ Hoa Kỳ (United States Secret Service) đảm nhiệm. Cơ quan này được thành lập vào năm 1865, chỉ có 2 nhiệm vụ: ngăn việc làm giả tiền, các giấy tờ có giá của chính phủ Hoa Kỳ và bảo vệ sự an toàn cho các lãnh đạo Hoa Kỳ (trong đó có tổng thống) và gia đình. Tính ở thời điểm năm 2010, ngân sách nước Mỹ dành cho cơ quan này là 1,483 tỷ USD.
Sự bảo vệ tối đa
Sự bảo vệ Tổng thống Mỹ cực kì phức tạp và khó hiểu, có lẽ đây là điều mà chúng ta không cần thắc mắc. Để đơn giản hơn cho bạn đọc, chúng tôi sẽ chia sự bảo vệ dành cho tổng thống ra làm 3 vòng với những vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm khác biệt.
Xe của Tổng thống Mỹ
Vòng bảo vệ trong cùng
Những cận vệ được bố trí ở vòng này là những người có nhiệm vụ luôn đi bên cạnh Tổng thống và đôi khi còn cùng nhân vật đầy quyền lực này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, các chiến dịch vận động tranh cử,…. Vòng trong cùng không chỉ đơn thuần chỉ là các vệ sĩ mà còn bao gồm các viên chức có trách nhiệm trong hoạt động của tổng thống như: sỹ quan giữ vali hạt nhân, phiên dịch, trợ lý...
Gần Tổng thống nhất là 3 cận vệ. Chúng ta dễ dàng bắt gặp họ trên truyền hình, trong các video có sự xuất hiện của tổng thống Mỹ . Họ thường mặc comple đen, đeo kính đen và trang bị thiết bị liên lạc điện tử. Và họ cũng là những người duy nhất ở gần tổng thống và có quyền sở hữu và sử dụng vũ khí.
Nước Mỹ không công bố chính thức số lượng người nằm trong đội cận vệ này nhưng ước tính vào khoảng 15 đến 20 người. Họ thay nhau trực, mỗi "ca" bảo vệ chỉ kéo dài chừng 4 tiếng (trừ trường hợp chuyến đi hay hoạt động của vị tổng thống kéo dài hơn khoảng thời gian trên).
Nhiệm vụ: Đối mặt, loại trừ tất cả các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sự an toàn của tống thống Mỹ. Họ được trang bị vũ khí có quyền khai hỏa và áp dụng mọi biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ, cùng với sỹ quan giữ valy hạt nhân, luôn ở cạnh tổng thống. Khi di chuyển bằng ô tô, hai cận vệ này sẽ ngồi hai bên tổng thống.
Tiêu chuẩn: Những vệ sĩ này phải đạt được những yêu cầu khắt khe về sức khỏe, kỹ năng và lý lịch. Họ phải phục vụ trong hàng ngũ của USSS (Sở mật vụ Hoa Kỳ) tối thiểu 10 năm và có một lý lịch "đẹp".
Yêu cầu: Phải đặt sự an toàn của Tống thống lên trên tính mạng bản thân và chấp nhận hi sinh trong mọi tình huống để bảo vệ an toàn cho Tổng thống. Trong mọi trường hợp bị tấn công, đội cận vệ không có quyền nằm bắn, họ phải đứng để thu hút đạn của kẻ thù, nhằm bảo vệ sự an toàn cho tổng thống.
Vòng bảo vệ thứ 2
Nếu bạn để ý, chiếc Presidential State Car (chiếc xe đặc biệt chở Tỏng thống Mỹ) không bao giờ di chuyển một mình. Dù ở bất cứ đâu nó luôn di chuyển ít nhất cùng với 3 xe khác, những chiếc xe nhằm tăng cao sự an toàn tối đa cho tổng thống Mỹ. Những chiếc xe này, là nơi hoạt động của các điệp viên và những nhân viên bảo vệ chính thức khác.
Trong một đội hình xe chuẩn, dành cho các nhiệm vụ thông thường, xe tổng thống luôn là xe đi thứ hai trong một đường thẳng. Tuy nhiên, có những nhiệm vụ đặc biệt hơn, 3 hay 4 phía của chiếc xe tổng thống đều xuất hiện thêm những chiếc xe bảo vệ như vậy.
Nhân viên trong xe thông thường là người của USSS tuy nhiên, trong một số trường hợp, CIA cũng tham ra vào quá trình này.
Những chiếc xe này vừa có nhiệm vụ hộ tống vừa có nhiệm vụ đưa tổng thống ra khỏi hoàn cảnh nguy hiểm, nhất là trong trường hợp chiếc Presidential State Car bị phá hủy.
Ngoài ra còn có các điệp vụ được bố trí trong vòng bảo vệ này. Họ là nằm dưới quyền kiểm soát của CIA. Họ trà trộn vào các đám đông, mặc thường phục, phát hiện và ngăn các tình huống đe dọa tấn công vào vòng bảo vệ của tống thống. Trong một số trường hợp đặc biệt, các điệp viên này xuất hiện một cách công khai khi có một đám đông nơi tổng thống đi qua nhằm ổn định trật tự, tránh những rắc rối không cần thiết đến từ đám đông.
Vòng ngoài cùng: Bảo vệ từ xa
Các tay súng bắn tỉa được bố trí bảo vệ phía bên ngoài của Tổng thống. Họ sẽ đứng ở các vị trí trọng yếu như tại các tòa nhà hay kiến trúc cao tầng mà tổng thống đi qua. Họ sẽ quan sát đám đông, các vị trí nghi ngờ nhằm phát hiện và thông báo lại những nguy cơ đe dọa từ các tay súng khác và ngay cả trong đám đông. Trong nhiều trường hợp, luật pháp cho phép họ khai hỏa, tiêu diệt các đối tượng đáng nghi ngờ.
Việc tuyển chọn các tay súng cho vị trí này, đôi khi còn khắt khe hơn cả vị trí cận vệ, nhất là về phần lý lịch vì họ là những người có vũ khí, có khả năng tấn công và tiêu diệt chính tổng thống bất cứ lúc nào, dễ hơn cả người cận vệ.
Giám sát lẫn nhau
Những người cận vệ này bên cạnh việc quan sát, theo dõi và phát hiện những đối tượng từ bên ngoài có âm mưu sát hại Tổng thống, họ còn phải giám sát lẫn nhau. Lực lượng giám sát chính là vòng bảo vệ số 3, họ sẽ giám sát sự hoạt động của cả hai vòng bảo vệ còn lại và tự giám sát chính lẫn nhau. Không bao giờ một tay súng bắn tỉa hay người quan sát cùng anh ta được quyền biết về toàn bộ bố trí của vòng bảo vệ số 3 mà chỉ biết về những vị trí mình giám sát. Luôn có những tay súng bắn tỉa bí mật giám sát họ. Dĩ nhiên những cận vệ ở 2 vòng trong cũng có nhiệm vụ giám sát lẫn nhau.
Làm gì nếu bị tấn công
Nếu tổng thống bị tấn công, các cận vệ sẽ tạo thành các lá chắn sống, bảo vệ Tổng thống trước mọi nguy cơ và tìm cách đưa tổng thống rời khỏi hiện trường càng nhanh càng tốt. Vòng bảo vệ số hai sẽ tìm cách để phá vỡ việc tấn công và hỗ trợ việc di chuyển tổng thống tới các địa điểm an toàn. Theo ước tính, có khoảng trên 60 địa điểm bí mật trên khắp nước Mỹ được thiết kế chống lại mọi nguy cơ tấn công, kể cả tấn công hạt nhân sẽ được sử dụng làm nơi trú ngụ cho tổng thống.
Một số biện pháp bảo vệ đặc biệt và những con số thú vị
Trong những trường hợp đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu đặc thù, những biện pháp đặc biệt sẽ được dựng nên để bảo vệ tổng thống Mỹ. Ví dụ như cách đây gần 4 năm, trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Obama đã được bảo vệ bằng một tấm kính chống đạn cực mạnh ngay trước sân khấu để tránh những vụ ám sát từ trong đám đông. Hay việc sau cái chết của Kennedy, tổng thống Mỹ không bao giờ được sử dụng xe mui trần nữa. Cũng có những giả thiết về việc Mỹ sử dụng thế thân cho tổng thống vào những dịp có nguy cơ cao.
Quân đội Hoa Kỳ cũng có những nhiệm vụ nhất định trong việc đảm bảo sự an toàn của tổng thống. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công quân sự trên quy mô lớn hoặc những cuộc tấn công với mục tiêu là mạng sống của tổng thống.
Trong lịch sử, đã có tới 4 tổng thống bị ám sát: Abraham Lincoln, James A.Garfield, William McKinley và John F.Kenedy. Tuy nhiên, vụ ám sát cuối cùng thành công đã cách đây cả thế kỷ. Trong những năm gần đây, thậm chí, chưa xuất hiện một cuộc tấn công tổng thống nào.
Trước đây, các tổng thống và gia đình được bảo vệ trọn đời nhưng về sau, do những yếu tố đến từ chi phí, các tổng thống sẽ được bảo vệ tối đa 10 năm sau khi rời nhiệm sở, Bill Clinton là tổng thống cuối cùng được bảo vệ trọn đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét