Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Dịch vụ bảo vệ trong xã hội hiện nay như thế nào?

Dich vu bao ve ngày nay trở nên  phổ biến và nó đã trở thành một nghề trong cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển thì các tệ nạn ngày một nhiều, để giúp ổn định trật tự an ninh thì các công ty bảo vệ cũng phải ngày một phát triển.
Dịch vụ bảo vệ trong xã hội hiện nay như thế nào?

Hiện nay từ nhà hàng, khách sạn tới bệnh viện, trường học hay các khu công nghiệp….đều cần tới dịch vụ bảo vệ. Thêm vào đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu rất đa dạng về bảo vệ tài sản, bảo vệ con người mà các cơ quan Nhà nước về giữ gìn trật tự không thể đáp ứng được nhu cầu. Theo nhu cầu của xã hội thì đòi hỏi các công ty bảo vệ đang hoạt động hiện nay cần đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nhằm tăng tính chất chuyên nghiệp cho các nhân viên đảm bảo đáp ứng tối đa những yêu cầu của xã hội. Rất nhiều cong ty bao ve hiện nay đã được đầu tư và trở nên khá chuyên nghiệp, ví dụ như Công ty bảo vệ An Ninh 24hvn tại thủ đô Hà Nội hiện nay là một công ty khá mạnh về dịch vụ bảo vệ, công ty đã đáp ứng một lượng lớn nhân viên bảo vệ cho các cơ quan doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do nhu cầu cao dẫn tới việc xuất hiện ồ ạt trung tâm đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp mà thiếu sự đầu tư, quản lý dẫn tới tình trạng không bảo đảm chất lượng của đội ngũ bảo vệ. Thậm chí, có bảo vệ vi phạm pháp luật, phạm tội. Việc tuyển người, đào tạo nhân viên vào vị trí bảo vệ có phần dễ dàng, dẫn đến việc có những nhân viên bảo vệ không đủ tư cách đạo đức, không thành thạo nghiệp vụ, làm mờ đi hình ảnh tốt đẹp của nghề bảo vệ trong con mắt của người dân. Công tác đào tạo và tuyển chọn bảo vệ chỉ quan tâm đến số lượng đầu vào, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng đầu ra Quản lý chặt chẽ hơn nghề nhạy cảm Hiện các công ty bảo vệ liên tục tuyển sinh và không khó để tìm kiếm những thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trung tâm uy tín luôn đào tạo đầy đủ và toàn diện về nghiệp vụ cho bảo vệ: phòng cháy chữa cháy, võ thuật, sơ cấp cứu, luật hình sự, luật dân sự… Ngoài ra, bảo vệ còn được rèn luyện về thể lực, điều lệnh, ngoại ngữ, giao tiếp ứng xử với khách hàng… Các nhân viên bảo vệ tại trung tâm còn phải qua một lớp nghiệp vụ bảo vệ theo đúng quy trình nghiêm ngặt, sau đó mới được đi làm ngoài thực tế.

Thế nhưng theo Nghị định số 52 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bảo vệ chỉ cần có 3 tháng đào tạo là có thể đi làm. Từng đó thời gian để đào tạo một con người trở thành chuyên nghiệp, xét về góc độ nào cũng là vội vàng và không có hiệu quả cao. Nếu không có quá trình huấn luyện, sàng lọc kỹ càng, để lọt những người tiềm ẩn tính xấu, khi có cơ hội sẽ bộc phát, gây nguy hại làm ảnh hưởng tới chất lượng bảo vệ. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là cơ chế giám sát nhân viên bảo vệ hiện nay còn hạn chế, ít thấy các công ty đi kiểm tra nhân viên trực chốt tại các vị trí đang được bảo vệ. Thêm vào đó, mỗi khi có sự cố xảy ra, lãnh đạo công ty lại thường giải quyết bằng cách thương lượng để ém nhẹm mọi việc trước dư luận, tránh tai tiếng, thiệt hại uy tín cho công ty. Đó cũng chính là “tấm bùa” cho sự tái phạm của nhân viên trong quá trình làm việc.


Nghề bảo vệ chuyên nghiệp nếu được đầu tư và hoạt động đúng chức năng, từng bảo vệ nếu biết tự trau dồi, nâng cao khả năng nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp… sẽ rất đắc dụng trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước đang phát triển mạnh như hiện nay. Đó chính là việc mà các nhà quản lý dịch vụ này cần phải nhìn lại, tập trung kiện toàn khâu tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên của mình. Loại hình bảo vệ chuyện nghiệp đang dần khẳng định được tính thiết yếu và chỗ đứng trong cuộc sống . Thế nhưng song song với đó, các cơ quan chức năng cần đưa loại hình dịch vụ này vào quản lý chặt chẽ hơn, nhất là trong khâu tuyển chọn và đào tạo cho một ngành nghề nhiều nhạy cảm như vậy. Chỉ có như vậy mới nâng cao được chất lượng dịch vụ bảo vệ.
Nguồn: baove24hvn.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét