Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Những tình huống cần lưu ý trong công tác bảo vệ

Những tình huống cần lưu ý trong công tác bảo vệ
Trong công tác bảo vệ có rất nhiều tình huống có thể xảy ra mà nhân viên bảo vệ cần phải xử lý. Do đó nhân viên bảo vệ cần phải có một kiến thức cơ bản để xử lý tình huống cho thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về sự an toàn cho tài sản và con người của khách hàng.

1. Xảy ra đánh nhau tại mục tiêu:

a. Lý do: Có rất nhiều lý do.

b. Cách giải quyết:

-   Dùng toàn bộ lực lượng bảo vệ chia đám đông ra làm 2 phía.

-   Dùng lý lẽ để lập lại trật tự của đám đông.

-   Yêu cầu từng bên rời khỏi mục tiêu.

-   Xem trong hai phía ai là người đứng đầu.

-   Báo cho đơn vị chủ quản biết.

-   Mời những người đức đầu của hai bên vào họp giải quyết với đơn vị chủ quản.

-   Giải tán dần đám đông.

-   Báo cho Công ty biết bằng điện thoại sau đó viết báo cáo chi tiết sự việc gửi các bên có liên quan.

-   Nếu xảy ra xô xát lớn gọi điện thoại cho cảnh sát và phải thông báo cho họ biết các thông tin sau:

+ Xảy ra ở đâu.

+ Thời gian nào.

+ Nguyên nhân, lý do.

+ Tình trạng hiện tại.

+ Thiệt hại (nếu có).

+ Cho biết số điện thoại của mục tiêu.

+ Phải đợi cho Đội cảnh sát có câu trả lời mới được cắt máy.

+ Nhân viên bảo vệ phải hết sức đoàn kết.

Những tình huống cần lưu ý trong công tác bảo vệ

* Chú ý:

-   Nhân viên bảo vệ cần hết sức bình tĩnh, mềm dẻo trong xử lý nhưng phải cương quyết thể hiện sức mạnh..

-   Phòng chống kẻ gian lợi dụng lúc lộn xộn đột nhập vào mục tiêu.

-   Phòng chống những kẻ lợi dụng vụ việc để phá hoại.

-   Nếu có người bị thương phải đưa đi cấp cứu ngay.

-   Nếu xảy ra vụ việc lớn phải bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra.

-   Chú ý vấn đề phòng vệ chính đáng nếu có xảy ra vụ việc đánh nhau.

2. Xảy ra vụ việc có người bị thương cấp cứu hoặc bị chết:

a. Lý do: Có rất nhiều lý do.

b. Cách giải quyết với người bị thương đi cấp cứu:

-  Gọi điện thoại đến trung tâm cấp cứu báo cho họ biết:

+ Tên, địa chỉ toà nhà.

+ Đường đến gần nhất.

+ Thông báo tầng nào, phòng nào trong toà nhà.

+ Tên của người cấp cứu.

+ Tính chất mức độ của sự việc và tình trạng của bệnh nhân.

+ Cho biết số điện thoại của mục tiêu

(Không được cúp máy khi chưa có sự phản hồi của bệnh viện)

-  Thông báo cho người quản lý và lực lượng bảo vệ toà nhà được biết cử người vào đón và hộ tống bác sỹ đến chỗ bệnh nhân được nhanh chóng.

-  Phải có người trực thang máy để phụ giúp đưa bệnh nhân xuống được nhanh chóng.

-  Nếu nhân viên bảo vệ đã được huấn luyện thì sơ cứu cho bệnh nhân nhưng không được di chuyển bệnh nhân trừ khi thấy xuất hiện nguy hiểm hay vết thương càng trầm trọng. Không được cho uống thuốc lung tung khi không có hiểu biết.

-  Báo cáo cho đơn vị chủ quản và Công ty được biết bằng điện thoại sau đó bằng văn bản.

c. Cách giải quyết khi có người chết tại mục tiêu:

-  Bảo vệ hiện trường.

-  Không cho đám đông hiếu kỳ xâm nhập vào mục tiêu để xem.

-  Báo cảnh sát địa phương.

-  Lập biên bản sự việc, báo về công ty bảo vệ.

-  Cố gắng phát hiện những tang chứng, vật chứng hoặc những người tình nghi.

-  Giúp đỡ công an trong công tác điều tra.

-  Giải quyết xác nạn nhân sau khi điều tra hiện trường kết thúc.

3. Trường hợp nhận được điện thoại dọa đánh bom toà nhà:

-  Cố gắng duy trì thời gian cuộc nói chuyện với kẻ đe doạ đánh bom toà nhà. Qua đó khai thác càng nhiều thông tin càng tốt về các nội dung sau:

-  Khi nào bom nổ.

-  Nơi đặt bom.

-  Hình dáng quả bom thế nào.

-  Nguyên nhân gì sẽ nổ.

-  Xác định người gọi đã đặt bom chưa? Tại sao?

- Ghi lại thời gian các cuộc gọi, tên người gọi, những âm thanh nghe được trong điện thoại liên quan đến việc xác định được địa chỉ người gọi.

- Nếu có bất kỳ vật thể nào bị nghi ngờ là bom thì không được đụng đến. Di chuyển mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm và báo cho người quản lý toà nhà biết.

- Gọi điện thoại báo cho công ty bảo vệ và các cơ quan chức năng đến xử lý.

Những tình huống cần lưu ý trong công tác bảo vệ

4. Trường hợp bắt được kẻ gian trong mục tiêu:

Khi bắt được kẻ gian trong mục tiêu các nhân viên bảo vệ cần có các bước giải quyết như sau:

-  Bảo vệ hiện trường.

-  Phát hiện và bảo quản các vật chứng.

-  Giữ lại các nhân chứng.

-  Kiểm soát chặt chẽ không cho kẻ gian trốn thoát.

-  Mời người đại diện của đơn vị chủ quản ra làm chứng.

-  Lập biên bản:

Yêu cầu ghi rõ trong biên bản:

-  Ngày, giờ xảy ra vụ việc.

-  Địa điểm xảy ra vụ việc.

-  Tên, tuổi, quê quán, địa chỉ thường trú, tạm trú của người phạm tội.

-  Nội dung vi phạm, ghi rõ đặc điểm của các vật chứng và tên, tuổi nơi công tác của người làm chứng.

-  Thiệt hại của vụ việc.

-  Hướng xử lý.

-  Có đủ chữ ký của người vi phạm, người làm chứng và người lập biên bản.

Sau đó:

-  Giải tán đám đông.

-  Phòng chống kẻ xấu lợi dụng lộn xộn đột nhập vào mục tiêu.

-  Giải người phạm tội đến cơ quan công ankèm theo biên bản, tang chứng, vật chứng, nhân chứng.

-  Nếu vụ việc lớn mời Cảnh sát đến làm việc trực tiếp để thuận lợi cho việc điều tra sau này.


5. Trường hợp người lạ vào mục tiêu:


Nếu phát hiện thấy người lạ đột nhập vào mục tiêu, nhân viên bảo vệ phải làm như sau:

-  Dùng hiệu lệnh yêu cầu người lạ đứng lại.

-  Tiến gần đến người lạ đồng thời bó mật quan sát, đánh giá:

+ Trang phục.

+ Tác phong.

+ Thái độ.

+ Tuổi tác.

+ Các vật dụng mang theo.

-  Lịch sự hỏi người lại:

+ Tên người lạ.

+ Cơ quan công tác.

+ Mục đích, lý do vào mục tiêu.

+ Vào bằng con đường nào, lúc nào.

+ Cần gặp ai (Bí mật kiểm tra những thông tin vừa được cung cấp và những biển hiện bên ngoài của người lạ)

a. Nếu người lạ là người đến liên hệ công tác:

-  Giải thích, chỉ đường cho họ đến nơi cần đến.

-  Yêu cầu họ thực hiện đúng các nội quy của đơn vị chủ quản như đeo thẻ, đội mũ bảo hiểm, đi giày bảo hộ, thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn lao động và các thủ tục khác như đăng ký tên vào sổ ngoài cổng chính, …

b. Nếu người lạ là người xâm nhập bất hợp pháp:

-  Yêu cầu họ vào phòng bảo vệ làm việc.

-  Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân.

-  Lập biên bản.

-  Điều tra xem nguyên nhân, động cơ mục đích của vào mục tiêu để làm gì?

-  Tuỳ tính chất vụ việc báo chủ quản hay báo cho Công an địa phương biết.

Yêu cầu:

-  Nhân viên bảo vệ phải giữ đúng khoảng cách an toàn với người lạ.

-  Làm việc lịch sự nhưng cương quyết.

-  Đặc biệt cảnh giác với các hành động của người lạ, sẳn sàng chống trả những hành động vũ lực của họ.

-  Kiểm soát chặt chẽ các hành vi thái độ của người lạ không chọ họ có cơ hội tẩu thoát.

6. Có xảy ra vụ việc ngoài mục tiêu:

Nếu phát hiện có vụ việc như xô xát, đánh nhau, đua xe, cờ bạc, … ngoài mục tiêu nhân viên bảo vệ cần làm như sau:

-  Thông tin cho toàn bộ nhân viên bảo vệ tại mục tiêu biết được sự việc.

-  Chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

-  Kiểm tra lại hoạt động của công cụ hỗ trợ.

-  Kiểm soát chặt chẽ các lối ra vào.

-  Không được nhìn ngó ra ngoài.

-  Tăng cường lực lượng ở các vị trí trọng yếu.

-  Không được rời vị trí khi không có yêu cầu (của ca trưởng, tổ trưởng).

-  Phòng chống người lạ tràn vào mục tiêu.

-  Phòng chống kẻ gian lợi dụng lộn xộn đột nhập vào mục tiêu.

-  Báo cho Công an địa phương biết (bằng điện thoại).

-  Nếu có khả năng thì có thể giúp đỡ giải quyết vụ việc (rất hạn hữu)

Xem thêm : 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét